Áp lực lạm phát đè nặng người dân Ấn Độ

Áp lực lạm phát đè nặng người dân Ấn Độ

 Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.

Những thách thức này đặc biệt ảnh hưởng đến tầng lớp trung lưu, vốn chiếm khoảng 31% dân số, và làm thay đổi cách họ chi tiêu, tiêu dùng, cũng như tiếp cận các nhu cầu cơ bản.

Lạm phát bán lẻ ở Ấn Độ đã tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong 14 tháng là 6,21% vào tháng 10, dẫn đến áp lực lớn đối với ngân sách của các hộ gia đình. Lạm phát thực phẩm đạt 10,87% trong cùng tháng, trong đó giá rau tăng đột biến 42,18% so với năm trước. Điều này buộc nhiều người, như ông Omji Dubey – một nhân viên công nghệ thông tin – phải giảm chi tiêu, từ việc hạn chế ăn ngoài đến ưu tiên nấu ăn tại nhà. Dù vậy, với mức lương khởi điểm trung bình của ngành CNTT chỉ khoảng 40.000 rupee/tháng, ông vẫn gặp khó khăn trong việc duy trì chi tiêu cơ bản đến cuối tháng.

Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao. The Strait Times

Ở các TP lớn như Delhi, Mumbai, và Bengaluru, nơi mọi chi phí từ thuê nhà đến ăn uống đều cao hơn so với các TP nhỏ hoặc khu vực nông thôn, áp lực tài chính càng gia tăng. Các hộ gia đình trung lưu đang phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm chi tiêu vào các hoạt động giải trí hay mua sắm không thiết yếu.

Tiêu dùng ở khu vực thành thị, chiếm 60% tổng tiêu dùng cả nước, đang có dấu hiệu chững lại. Doanh số bán các sản phẩm tiêu dùng như bánh quy, ô tô phân khúc phổ thông, và sơn nhà đều giảm so với kỳ vọng. Các công ty lớn như Britannia Industries và Dabur đã ghi nhận mức lợi nhuận giảm trong các quý gần đây, phần lớn do sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng ở thành thị. Lạm phát thực phẩm cao và chi phí sinh hoạt gia tăng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Mặc dù ngành dịch vụ vẫn tăng trưởng, Chỉ số Nhà quản lý mua hàng dịch vụ HSBC Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tháng vào tháng 9, phản ánh sự chững lại của nền kinh tế dịch vụ. Các chuyên gia cho rằng việc tăng lãi suất và tốc độ tăng trưởng chậm của ngành dịch vụ cũng góp phần làm suy yếu tâm lý tiêu dùng tại các thành phố lớn.

Sự phục hồi tiêu dùng ở nông thôn

Trong khi tiêu dùng ở thành thị giảm, khu vực nông thôn lại cho thấy dấu hiệu phục hồi nhờ lượng mưa gió mùa tốt và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tiêu dùng ở nông thôn tăng 6% từ tháng 7 đến tháng 9, nhanh gấp đôi mức tăng 2,8% ở thành thị. Chính phủ Ấn Độ đã tăng trợ cấp, chuyển tiền mặt phúc lợi, và đầu tư vào các chương trình tạo việc làm như xây dựng nhà ở giá rẻ, giúp cải thiện thu nhập của người dân nông thôn. Ngoài ra, chi phí sinh hoạt thấp hơn so với khu vực thành thị cũng tạo điều kiện để người dân nông thôn gia tăng chi tiêu.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu sự tăng trưởng tiêu dùng ở nông thôn có đủ để bù đắp cho sự suy giảm ở thành thị hay không. Các mặt hàng phục vụ thị trường nông thôn, như xe hai bánh, đang có doanh số tốt hơn ở khu vực này, nhưng mức tiêu thụ chung vẫn chưa đủ mạnh để kéo lại toàn bộ nền kinh tế.

Tầng lớp trung lưu Ấn Độ đang có sự phân hóa rõ rệt trong hành vi tiêu dùng. Trong khi nhiều người giảm chi tiêu cho các sản phẩm cơ bản như bánh quy giá rẻ, nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp như điện thoại thông minh hoặc các trải nghiệm giải trí lại tăng lên. Vé xem buổi hòa nhạc của ban nhạc Coldplay tại Ấn Độ đã bán hết chỉ trong vài phút, với giá bán lại lên tới 340.000 rupee (4 nghìn USD), cho thấy một bộ phận trung lưu thượng lưu vẫn chi tiêu mạnh tay.

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch từ chi tiêu cho hàng hóa sang các trải nghiệm, như xem hòa nhạc hoặc các trận đấu cricket, đang gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ. Những người tiêu dùng giàu có ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát thực phẩm, trái ngược với tầng lớp trung lưu thấp và những người thu nhập thấp, vốn phải cắt giảm đáng kể chi tiêu để đối phó với chi phí sinh hoạt tăng cao.

Để thúc đẩy tiêu dùng, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một số biện pháp, như giảm thuế cho tầng lớp trung lưu thấp và tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Ngân sách năm 2024 giảm gánh nặng thuế 17.500 rupee (208,15 USD) cho người có thu nhập dưới 700.000 rupee (8.320 USD) mỗi năm, đồng thời đề xuất Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) xem xét giảm lãi suất để hỗ trợ người tiêu dùng.

Dù vậy, các nhà kinh tế vẫn cảnh báo về những thách thức dài hạn. Theo công ty tài chính Nomura, tăng trưởng tiêu dùng trong mùa lễ hội năm 2024 đã giảm một nửa, chỉ đạt 15% so với năm trước. Điều này phản ánh sự suy yếu trong nền kinh tế tiêu dùng, với các nhà phân tích dự đoán tăng trưởng GDP có thể giảm xuống 6,7% trong năm tài chính 2025, thấp hơn dự báo của RBI.

Dù có những khó khăn, tầng lớp trung lưu và giới trẻ Ấn Độ vẫn tìm cách thích nghi với bối cảnh kinh tế thay đổi. Sự chuyển hướng sang các trải nghiệm và hàng hóa cao cấp cho thấy một phần sự linh hoạt của người tiêu dùng, nhưng cũng phản ánh mức độ bất bình đẳng trong hành vi tiêu dùng giữa các nhóm thu nhập khác nhau.

Tùng Lâm-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HQC: Địa ốc Hoàng Quân đồng loạt đóng cửa 5 chi nhánh: Doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận vẫn lẹt đẹt?

Đặt mục tiêu doanh thu năm 2025 tăng gần 190%, lợi nhuận tăng hơn 100%, tuy nhiên ngay sau quý I, Địa ốc Hoàng Quân (HQC) đã phải chấm dứt hoạt động cùng lúc 5 chi nhánh do hiệu quả thấp. Đáng chú ý, dù doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn đi ngang, chưa đạt nổi 10% kế hoạch năm.

Tiếp tục đọc

LHG: Long Hậu phủ nhận thông tin trả cổ tức, lãi quý I tăng đột biến nhưng giá cổ phiếu vẫn điều chỉnh

Dù lợi nhuận sau thuế quý I/2025 tăng tới 250%, Long Hậu (LHG) vừa phủ nhận thông tin trả cổ tức năm 2024 sau khi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM khẳng định một văn bản lan truyền trên mạng là giả mạo. Đáng chú ý, cổ phiếu LHG vẫn giảm giá dù doanh nghiệp báo lãi đột biến.

Tiếp tục đọc

Dự án 7.000 tỷ do Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng xây về đích sớm 1 năm, 3.000 người Việt tạo kỳ tích lớn, sắp hé lộ thành tựu 80 năm kinh tế Việt Nam

Sau 10 tháng thi công, công trình top 10 thế giới của Việt Nam sẵn sàng cho Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay