Báo cáo Bác Ngao: Tăng trưởng kinh tế châu Á dự kiến đạt 4,5% trong năm nay

Báo cáo Bác Ngao: Tăng trưởng kinh tế châu Á dự kiến đạt 4,5% trong năm nay

Theo Báo cáo thường niên về triển vọng kinh tế và tiến trình hội nhập châu Á năm 2025 do Diễn đàn Bác Ngao châu Á công bố hôm nay (25/3), kinh tế châu Á, một trong những động lực tăng trưởng chính của thế giới, dự kiến sẽ tăng 4,5% trong năm nay, cao hơn mức 4,4% của năm 2024.

Báo cáo được công bố trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2025 khai mạc cùng ngày tại Bác Ngao, Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.

Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của châu Á sẽ đạt 4,5% trong năm 2025 và châu Á sẽ tiếp tục là động lực chính của nền kinh tế thế giới. Theo báo cáo, nếu tính theo sức mua tương đương, tỷ trọng tổng GDP của các nền kinh tế châu Á trong tổng sản lượng kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng từ 48,1% của năm 2024 lên 48,6% trong năm 2025.

Ông Trương Quân, Tổng thư ký Diễn đàn châu Á Bác Ngao công bố và trình bày “Báo cáo thường niên về triển vọng kinh tế châu Á và tiến trình hội nhập năm 2025”. Ảnh: Chinanews

Báo cáo cho biết, các nền kinh tế bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Philippines, Mông Cổ, Campuchia và Indonesia sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao trên 5%.

Báo cáo dự đoán, lạm phát ở châu Á sẽ tiếp tục giảm. Trong đó, tình trạng lạm phát ở Đông Á và Nam Á nhìn chung được cải thiện, trong khi một số nền kinh tế ở Trung Á và Tây Á, như Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, vẫn sẽ phải đối mặt với áp lực lạm phát lớn.

Theo báo cáo, thương mại và đầu tư của châu Á nhìn chung sẽ chịu áp lực, nhưng vẫn có những điểm sáng. Vị trí trung tâm của ASEAN và Trung Quốc trong thương mại hàng hóa châu Á vẫn vững chắc.

Về đầu tư, sự phụ thuộc toàn cầu của đầu tư nước ngoài vào các nền kinh tế châu Á tăng lên trong dao động, đạt khoảng 60% trong những năm gần đây, trong đó Trung Quốc và ASEAN vẫn là những nền kinh tế châu Á hấp dẫn nhất đối với đầu tư nước ngoài.

Về đổi mới, châu Á vượt xa các khu vực khác về cường độ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như số lượng đơn xin cấp bằng sáng chế, ngày càng trở thành nơi dẫn đầu toàn cầu về đổi mới công nghệ. Châu Á hiện đang đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp mới.

Báo cáo cũng cho biết, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, song các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và ASEAN, vẫn tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ, tiếp tục đi đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế, thương mại, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, hội nhập kinh tế khu vực…, đồng thời nuôi dưỡng tiềm năng và không gian phát triển mới.

Các hiệp định thương mại thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế số (DEPA) đã có những tiến triển ổn định.

Theo báo cáo, châu Á đã trở thành trụ cột chính của chuỗi giá trị toàn cầu khi Trung Quốc vẫn là trung tâm của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và ASEAN đã nâng cao đáng kể vị thế của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi Ấn Độ ngày càng hội nhập vào chuỗi giá trị khu vực của châu Á.

Bích Thuận/VOV-Bắc Kinh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Diễn biến thuế quan và lãi suất khiến các thị trường tài sản hưởng lợi

Với kỳ vọng thuế quan sau đàm phán tích cực và khả năng Fed hạ lãi suất, giai đoạn tiền tệ nới lỏng quay trở lại..., các thị trường tài sản có thể hưởng lợi.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế ngày 10/7: Thu hút FDI chạm mốc cao nhất từ 2009 đến nay

Doanh số ô tô tháng 6 cao nhất từ đầu năm; Thu hút FDI chạm mốc cao nhất từ 2009 đến nay; Doanh nghiệp lạc quan về sản xuất kinh doanh trong quý III/2025… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 10/7.

Tiếp tục đọc

Nga và Ukraine đang mắc kẹt trong cuộc chiến tiêu hao kinh tế khốc liệt

Không chỉ chiến trường khốc liệt, Nga và Ukraine còn đang rơi vào một cuộc chiến kinh tế căng thẳng không kém. Lạm phát, thâm hụt ngân sách, cắt giảm chi tiêu công và cạn kiệt nguồn lực đang kéo hai nền kinh tế đến giới hạn.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay