Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan

Theo thông báo của Bitexco, việc chuyển nhượng dự án The Spirit of Saigon không làm ảnh hưởng hay thay đổi bất lợi nào đến người sở hữu trái phiếu của Saigon Glory.

Ngày 4/10, theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tập đoàn Bitexco đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng vốn góp tại công ty TNHH Saigon Glory. Bên nhận chuyển nhượng là công ty TNHH Phương Đông Hà Nội. Ông Vũ Quang Bảo cũng sẽ không còn là Chủ tịch HĐTV kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty. 

Ngày 9/10, Saigon Glory cũng thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Vũ Hải (SN 1973) làm Tổng giám đốc và ông Trần Thanh Tú (SN 1986) làm Chủ tịch HĐTV. Cả hai vị này cũng sẽ là người đại diện theo pháp luật của Saigon Glory.

Trong thông báo trước đó của Bitexco, tập đoàn này đã thế chấp toàn bộ vốn góp tại Saigon Glory cho Techcombank để làm tài sản đảm bảo của 10 lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng do Saigon Glory phát hành. Các lô trái phiếu này sẽ đáo hạn từ tháng 6/2025 đến tháng 11/2026.

Cũng trong thông báo của Bitexco, việc chuyển nhượng này không làm ảnh hưởng hay thay đổi bất lợi nào đến người sở hữu trái phiếu của Saigon Glory.

Với thương vụ thoái vốn trên, Bitexco cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi của 10 lô trái phiếu Saigon Glory từ 1/9/2024 đến hết kỳ ngày 12/6/2025 và số tiền lãi của kỳ 18/6/2025.

Còn bên nhận chuyển nhượng là Công ty Phương Đông Hà Nội sẽ tiếp tục thanh toán số tiền gốc của kỳ thanh toán ngày 18/6/2025, cũng như nghĩa vụ trả gốc và lãi của 10 lô trái phiếu sau mốc thời gian trên.

Saigon Glory được biết đến là chủ của dự án The Spirit of Saigon. Dự án phức hợp rộng 8.600 m2 tại khu tứ giác Bến Thành, đối diện chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM). Đây là một trong những vị trí đắc địa nhất Sài Gòn khi sở hữu 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão – Calmette – Lê Thị Hồng Gấm – Phó Đức Chính.

Dự án gồm hai tòa tháp 46 tầng và 55 tầng, 214 căn hộ ở đã được cấp phép mở bán và 250 phòng khách sạn 6 sao.  Sau khi xây dựng phần hầm giai đoạn 2012-2013, dự án ngừng thi công. Đến giữa năm 2020, The Spirit of Saigon được khởi động lại và xây các tầng tháp. Đây cũng là thời điểm Saigon Glory liên tục huy động vốn qua kênh trái phiếu.

Giai đoạn 2021 đến tháng 11/2022, dự án lần lượt qua tay nhiều nhà các nhà phát triển địa ốc lớn tại Việt Nam. Sau đó, dự án đổi tên thành One Central HCM và Pearl nhưng vẫn “đắp chiếu” cho đến nay.

Dự án The Spirit of Saigon. 

Dự án The Spirit of Saigon còn liên quan đến câu chuyện giữa bà Trương Mỹ Lan – bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát và tập đoàn Bitexco. Vào ngày 17/10, sau gần một tháng xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử của phiên sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB đã tuyên án đối với các bị cáo.

Trong phiên tòa hôm đó, để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường toàn bộ hậu quả của vụ án của bị cáo Trương Mỹ Lan, HĐXX đã nêu quan điểm xử lý về món nợ mà bà Lan từng yêu cầu Bitexco trả. Món nợ có nguồn gốc từ thương vụ Bitexco chuyển nhượng dự án The Spirit of Saigon làm chủ đầu tư cho Vạn Thịnh Phát với giá 22.000 tỷ đồng. Sau đó, bà Lan chuyển cho Bitexco 15.712 tỷ đồng nhưng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển giao công ty.

Tại toà, bị cáo Lan khai nhận chỉ thoả thuận miệng với Chủ tịch Bitexco sẽ giới thiệu khách hàng nhận chuyển nhượng dự án với giá 22.000 tỷ đồng. Bà Trương Mỹ Lan đề nghị cơ quan chức năng không thu hồi số tiền 15.712 tỷ đồng. Thay vào đó, bị cáo yêu cầu nếu đối tác thứ 3 vào triển khai dự án thì phải trả cho bị cáo 7.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án này.

Trong khi đó, đại diện Bitexco thừa nhận đã nhận 15.712 tỷ đồng từ bà Lan. Mặc dù Saigon Glory thuộc Bitexco nhưng bà Lan đã điều hành Saigon Glory, phát hành 10.000 tỉ đồng trái phiếu và vay 13.000 tỷ đồng. Ngân hàng quản lý tài sản thế chấp và số tiền này bị bà Lan sử dụng cá nhân, gây hậu quả với nghĩa vụ thanh toán 33.330 tỉ đồng.

Từ đó, để đảm bảo quyền lợi của các trái chủ, quyền lợi của ngân hàng, Bitexco đề nghị chuyển giao toàn bộ Saigon Glory, dự án The Spirit of Saigon cho công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội để thanh toán trái phiếu và khoản vay, đồng thời không thu hồi 15.712 tỷ đồng.

Liên quan thương vụ này, C03 xác định bà Trương Mỹ Lan mới thanh toán 15.712/22.000 tỷ đồng cho Bitexco, việc chuyển nhượng dự án chưa hoàn thành nên Bitexco vẫn là chủ sở hữu Saigon Glory. 

Nếu không hoàn thành thoả thuận, hai bên phải hoàn trả tài sản. Tuy nhiên, Bitexco và Saigon Glory đã dùng tài sản công ty để bảo lãnh khoản vay và phát hành trái phiếu 23.000 tỷ đồng cho mục đích cá nhân của bị cáo Lan, hiện số nợ đã lên tới 33.000 tỷ đồng và bà Lan không thể thanh toán.

Ngày 29/8/2024, đại diện gia đình bị cáo Lan cùng Bitexco thống nhất để Bitexco đại diện giải quyết nghĩa vụ nợ chuyển nhượng Saigon Glory và toàn bộ hiện trạng của dự án, tài sản dự án, quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của dự án cho Công ty TNHH Đông Phương Hà Nội.

Tuy nhiên, HĐXX xét thấy dự án The Spirit of Saigon hiện còn nhiều tài liệu, chứng cứ chưa được làm rõ và mâu thuẫn với nhận thức của bị cáo Lan. Vì vậy, HĐXX chuyển cho C03 tiếp tục xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trọng Hiếu-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay