Bộ Y tế vào cuộc vụ “gắn mác” Viện Dinh dưỡng trên bao bì sữa Milo

Bộ Y tế vào cuộc vụ “gắn mác” Viện Dinh dưỡng trên bao bì sữa Milo

Viện Dinh dưỡng phải rà soát nội dung quảng cáo, thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo.

Hình ảnh quảng cáo có gắn tên Viện Dinh dưỡng trên bao bì sữa Milo

Ngày 19/5, Cục An toàn thực phẩm cho biết đã có công văn đề nghị Viện Dinh dưỡng, Sở Y tế Đồng Nai kiểm tra, xác minh thông tin và xử lý việc liên quan tới quảng cáo sản phẩm Nestlé Milo.

Cục An toàn thực phẩm nhận được phản ánh của các cơ quan báo chí về việc các sản phẩm Nestlé Milo có nội dung quảng cáo liên quan đến báo cáo thử nghiệm lâm sàng của Viện Dinh dưỡng.

Cục An toàn thực phẩm đề nghị kiểm tra, xác minh thông tin, xử lý việc quảng cáo sản phẩm này theo quy định hiện hành.

Đồng thời, Cục đề nghị Viện Dinh dưỡng khẩn trương kiểm tra, rà soát nội dung truyền thông, quảng cáo các sản phẩm này để bảo đảm tuân thủ quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP và thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo.

Trước đó, dư luận xôn xao vì trên bao bì của sản phẩm sữa Milo uống liền của Nestlé Việt Nam có quảng cáo: “Nay đã được chứng minh khoa học bền bỉ hơn. Được thử nghiệm lâm sàng bởi Viện Dinh dưỡng”.

Phản hồi về thông tin này, Viện Dinh dưỡng cho hay, đơn vị đã hợp tác với Nestlé Việt Nam triển khai đề tài nghiên cứu khoa học “Hiệu quả giáo dục thể chất kết hợp với sử dụng sản phẩm bổ sung sữa lúa mạch Nestlé Milo lên tình trạng dinh dưỡng, thể lực và trí lực của học sinh tại một số trường tiểu học tỉnh Ninh Bình”.

Cụ thể, đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2022 – 3/2023 thuộc nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng tại cộng đồng trên 576 học sinh tiểu học tại Ninh Bình.

Đề tài nghiên cứu này đã được Hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở.

Theo đó, sản phẩm không ghi nhận hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho học sinh sau 3 tháng nghiên cứu.

Hoạt động thể lực theo giáo án và kết hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm bổ sung “Sữa lúa mạch Nestlé Milo” cũng không ghi nhận hiệu quả cải thiện tình trạng trí lực.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động thể lực theo giáo án và kết hợp sử dụng sản phẩm thực “Sữa lúa mạch Nestlé Milo” cho học sinh tiểu học góp phần cải thiện tất cả các thành tố trong tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ mềm dẻo và năng lực khéo léo của học sinh tiểu học sau 3 tháng.

Viện Dinh dưỡng đã có công văn yêu cầu công ty Nestlé rà soát các nội dung truyền thông, quảng cáo sản phẩm thực phẩm. Nếu có bất kỳ thông tin nào liên quan đến Viện Dinh dưỡng mà vi phạm các quy định nêu trên, đề nghị gỡ bỏ ngay nhằm bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong hoạt động truyền thông, quảng cáo sản phẩm cũng như tuyên truyền phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cho cộng đồng.

Huyền Anh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: Cổ phiếu Hòa Phát lên đỉnh 3 năm, tài sản của tỷ phú Trần Đình Long tăng vọt

Cổ phiếu Hòa Phát bứt phá mạnh trong phiên 8/7 với giao dịch sôi động, có thời điểm vượt đỉnh 3 năm.

Tiếp tục đọc

Sáu tháng đầu năm 2025, kinh tế Hà Nội tăng trưởng vượt kịch bản

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ 25 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2025, kinh tế của thành phố đã tăng trưởng vượt kịch bản, quý sau cao hơn quý trước, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng kinh tế của thành phố bảo đảm hoàn thành mục tiêu 8% của cả năm.

Tiếp tục đọc

Mỹ chọn cách tiếp cận ‘mềm’ với Việt Nam trong cuộc chiến thuế quan mới?

Dù nằm trong danh sách các quốc gia bị áp thuế đối ứng từ Mỹ, Việt Nam dường như vẫn "nhẹ gánh" hơn so với một số nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á khi chỉ chịu mức thuế 20%, thấp hơn đáng kể so với Indonesia (32%), Campuchia (36%), Myanmar (40%), Malaysia (25%).

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay