Boeing “nài nỉ” người lao động chấp nhận thỏa thuận tăng lương gần 40%

Boeing “nài nỉ” người lao động chấp nhận thỏa thuận tăng lương gần 40%

Boeing kỳ vọng chấm dứt cuộc đình công tốn kém kéo dài năm tuần, công ty và công đoàn cho biết hôm 19/10. 

Các nhân viên Boeing đang đình công sẽ bỏ phiếu vào tuần tới cho một đề xuất hợp đồng mới bao gồm mức tăng lương 35% trong bốn năm, với kỳ vọng chấm dứt cuộc đình công tốn kém kéo dài năm tuần, công ty và công đoàn cho biết hôm 19/10. 

Khoảng 33.000 công nhân thuộc công đoàn của Boeing, hầu hết ở tiểu bang Washington, đã đình công kể từ ngày 13/9. Ảnh: Getty

Đề xuất mới nhất bao gồm khoản thưởng 7.000 USD, theo đó tăng đóng góp vào các kế hoạch hưu trí của người lao động bao gồm đóng góp một lần 5.000 USD cộng với tối đa 12% đóng góp của chủ lao động. 

Hôm 19/10, Boeing bày tỏ “mong đợi nhân viên sẽ bỏ phiếu cho đề xuất đã đàm phán”. Tuy nhiên, vẫn chưa có gì đảm bảo rằng người lao động sẽ chấp thuận đề xuất sau khi họ đã từ chối đề xuất ban đầu một cách áp đảo. 

Đầu tuần, Phòng Thương mại Mỹ trên mạng xã hội X đã kêu gọi hai bên hãy đạt được một thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng đình công đang lan rộng khắp ngành, dẫn đầu các nhà cung cấp của Boeing như Spirit AeroSystems. 

Vào ngày 8/10, Boeing đã rút lại đề xuất bao gồm mức tăng lương 30% trong bốn năm, sau khi các cuộc đàm phán có sự tham gia của các nhà hòa giải liên bang bị đổ vỡ. Công đoàn đã tìm cách tăng lương 40% và khôi phục chế độ lương hưu được hưởng lợi ích xác định, vốn không được đưa ra trong đề xuất hợp đồng mới.

Vào tháng 9, gần 95% công nhân khu vực Bờ Tây đã từ chối một thỏa thuận tạm thời cung cấp mức tăng lương 25% trong bốn năm đã được các viên chức công đoàn chấp thuận, dẫn đến cuộc đình công.

Thỏa thuận tạm thời đầu tiên đó cũng có khoản tiền thưởng khi ký kết là 3.000 USD mà một số công nhân của Boeing chia sẻ là quá thấp, vì các thỏa thuận trước đó có tiền thưởng ít nhất là 5.000 USD. 

Quảng cáo

Skip Ad
Vào hôm 19/10, công đoàn cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội rằng với sự giúp đỡ của Quyền Bộ trưởng Lao động Mỹ Julie Su, họ đã nhận được một “đề xuất đã đàm phán” và nói với những công nhân đang đình công rằng đề xuất này “đáng để cân nhắc”.

Một phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết “Tổng thống (Joe) Biden tin rằng quy trình thương lượng tập thể là cách tốt nhất để đạt được kết quả tốt cho người lao động và quyết định cuối cùng về hợp đồng sẽ do công nhân công đoàn quyết định.”

Tuần trước, Boeing đã thông báo sẽ cắt giảm 17.000 việc làm, tương đương 10% tổng số nhân viên toàn cầu và chịu khoản phí 5 tỷ USD, tiếp diễn một năm hỗn loạn của công ty kể từ khi một chiếc máy bay Alaska Airlines 737 MAX 9 gặp sự cố khẩn cấp trên không.

Boeing đã công bố các đợt chào bán cổ phiếu trị giá 25 tỷ USD trong ba năm tới, cũng như một thỏa thuận tín dụng trị giá 10 tỷ USD. 

Cuộc đấu tranh lao động dự kiến ​​sẽ có tác động tiêu cực đến báo cáo việc làm của tháng 10, sẽ được công bố vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào ngày 5/11.

Các nhà kinh tế ước tính rằng cuộc đình công và việc nghỉ phép hàng tuần của những công nhân cũng như việc sa thải tạm thời tại các nhà cung cấp của Boeing làm mất tới 50.000 việc làm.

Nền kinh tế Mỹ đã tăng thêm 254.000 việc làm vào tháng 9 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,1% từ mức 4,2% vào tháng 8.

Liên Hà 

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay