Bốn thách thức với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2025

Bốn thách thức với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2025

 Tăng trưởng kinh tế thế giới có thể phục hồi chậm, thậm chí suy giảm trong năm 2025; sự phát triển nhanh của các công nghệ mới; thu hút FDI có chất lượng; hiện thực hóa tăng trưởng cao… là những thách thức đối với tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam, theo CIEM.

Sáng 14/1, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025: Đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong kỷ nguyên mới”.

Viện trưởng CIEM Nguyễn Hồng Minh cho hay, Việt Nam đã chuyển nhanh sang thực hiện các giải pháp toàn diện để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt là trong 6 tháng cuối năm.

Việt Nam đã đạt được những kết quả kinh tế – xã hội ấn tượng, toàn diện. Tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét, ước đạt 7,09% trong năm 2024. Lạm phát đạt 3,63%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Quốc hội. Quan trọng hơn, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và người dân vào triển vọng kinh tế trở nên tích cực hơn, thể hiện phần nào qua các con số như vốn FDI thực hiện đạt tới 25,35 tỷ USD, kiều hối ước đạt tới 16 tỷ USD.

Báo cáo ““Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025: Đổi mới, sáng tạo và hội nhập trong kỷ nguyên mới”, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, CIEM nêu rõ, triển vọng kinh tế thế giới năm 2025 có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố. Đó là kinh tế toàn cầu có thể đối mặt với khó khăn, thách thức trong bối cảnh gia tăng bất định, xung đột có thể diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực. Giá hàng hóa có thể biến động đáng kể do hệ quả của các cú sốc về khí hậu, căng thẳng địa chính trị leo thang.

Cạnh tranh thương mại – công nghệ giữa các siêu cường gia tăng. Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Các công nghệ mới (đặc biệt là trí tuệ nhân tạo) sẽ tiếp tục chuyển biến nhanh, qua đó có thể thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất lao động.

Theo ông Dương, trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam có thể có một số cơ hội quan trọng. Thứ nhất, xu hướng phát triển của khoa học – công nghệ có thể giúp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng các ngành, hoạt động, sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng, khoa học – công nghệ cao hơn. Thứ hai, Việt Nam sẽ tiếp tục có cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài. Cơ hội từ thu hút đầu tư nước ngoài có thể mở rộng không gian cho tăng trưởng kinh tế thông qua chuyển giao công nghệ. Thứ ba, Việt Nam có thể có cơ hội gia tăng đáng kể năng suất lao động nhờ cải cách thể chế, trong đó có cải cách bộ máy và cải cách thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải xử lý một số vấn đề, thách thức đối với tăng trưởng kinh tế trong năm 2025. Các thách thức đó bao gồm: tăng trưởng kinh tế thế giới có thể phục hồi chậm, thậm chí suy giảm trong năm 2025; sự phát triển nhanh của các công nghệ mới – bên cạnh các cơ hội to lớn – cũng đặt ra thách thức không nhỏ nếu Việt Nam không sớm hiện thực hóa một cách tiếp cận phù hợp.

Thu hút FDI có chất lượng là một yêu cầu đúng đắn, song khó có thể hiệu quả và đúng hướng nếu không kịp thời cụ thể hóa các tiêu chí về chất lượng của dự án, phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế. Hiện thực hóa tăng trưởng cao là một yêu cầu quan trọng để Việt Nam hướng tới các mục tiêu phát triển đầy tham vọng vào năm 2030 và 2045, song chỉ thực sự có ý nghĩa nếu không đi kèm với áp lực lạm phát cao.

“Các khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để Việt Nam quyết liệt hơn trong việc thực hiện các cải cách kinh tế có tính căn bản hơn, tập trung vào đổi mới, sáng tạo và hội nhập để nền kinh tế có thể hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2025 và các thập niên tiếp theo”, bà Minh nhấn mạnh.

Bình An-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

“Kỳ tích khác thường” của Việt Nam và kho tàng bất tận, sinh lời cực lớn, không mỏ khoáng sản nào bằng

Một lĩnh vực là niềm tự hào của Việt Nam trên thị trường quốc tế, trụ cột của nền kinh tế, trong năm ngoái đã mang về hơn 60 tỷ USD từ xuất khẩu và được kỳ vọng sẽ sớm đạt 100 tỷ USD.

Tiếp tục đọc

PVPGB và PVPMB ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện

Chiều ngày 13/01/2025, tại tỉnh Hậu Giang, Chi nhánh Phát điện Dầu khí (PVPGB) và Ban Quản lý dự án chuyên ngành Điện (PVPMB) đã tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác - phối hợp toàn diện nhằm xây dựng lực lượng quản lý dự án và vận hành nhà máy điện lâu dài, chuyên sâu, nắm bắt công nghệ, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, khẳng định vị thế Petrovietnam trong ngành công nghiệp điện quốc gia.

Tiếp tục đọc

Công ty do ông Phạm Nhật Minh Hoàng làm CEO sẽ mở đại lý đầu tiên tại Nghệ An trong ngày trọng đại

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng hoạt động trong lĩnh vực mua bán các xe ô tô điện VinFast và kinh doanh dịch vụ cho thuê xe điện tự lái.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay