Bốn yếu tố giúp ‘ghìm cương’ lạm phát

Bốn yếu tố giúp ‘ghìm cương’ lạm phát

Theo nhận định của các chuyên gia, trong năm qua Việt Nam đã thành công trong việc lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, dù tăng trưởng kinh tế Việt Nam khá cao, cùng với đó là tăng lương cơ sở. Dự báo, lạm phát năm 2025 sẽ được kiểm soát ở mức hợp lý, dao động từ 3 – 4,5%, đạt mục tiêu Quốc hội đưa ra là kiểm soát lạm phát năm 2025 khoảng 4,5%.

Tại hội thảo “Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2024 và dự báo năm 2025” tổ chức ngày 9/1, các chuyên gia cho rằng sở dĩ Việt Nam thành công trong kiểm soát lạm phát nhờ bốn yếu tố. Thứ nhất, mặc dù tăng trưởng GDP trong năm 2024 cao song cầu nội địa vẫn thấp (thấp nhất từ năm 2022) do người dân thắt chặt chi tiêu. Thứ hai, trong bối cảnh khó khăn, để duy trì cạnh cạnh, doanh nghiệp giảm lợi nhuận bằng cách không tăng giá hàng hóa. Thứ ba, chính sách miễn giảm thuế, lệ phí nên đã giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Thứ tư, chính sách tiền tệ và tỷ giá ổn định, hợp lý, Việt Nam đã kiểm soát được lạm phát ở mức dưới 4% trong suốt một thập kỷ gần đây.

Các chuyên gia nhận định những yếu tố trên vẫn tiếp tục được duy trì trong năm nay giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố khó khăn đan xen.

Các chuyên gia dự báo trong năm 2025 nhiều khả năng lạm phát trung bình sẽ tiếp tục được kiểm soát ở mức 3%.

TS. Nguyễn Đức Độ Phó Viện trưởng Viện Kinh tế – Tài chính (Học viện Tài chính), nhận định bên cạnh các yếu tố về tiền tệ, tỷ giá, lạm phát trong năm 2025 còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như tăng trưởng kinh tế thế giới và giá dầu, giá nguyên vật liệu đầu vào.

Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới trong năm 2025 vẫn tăng trưởng ổn định với mức 3,2%, tương đương năm 2024, còn giá dầu và giá các hàng hóa cơ bản đầu vào, tính trung bình, có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, tỷ giá và lãi suất sẽ là các yếu tố còn nhiều bất định và tác động đến giá cả ở Việt Nam.

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế Việt Nam 2025 do Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố, các chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2025 lên 7%, thay vì mức 6,6% trước đó.

UOB kỳ vọng những chuyển biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào các hoạt động, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025.

Từ những phân tích này, ông Độ dự báo: “Trong năm 2025 nhiều khả năng lạm phát trung bình sẽ tiếp tục được kiểm soát ở mức 3% (+/- 0,5%), thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4-4,5% được Quốc hội thông qua”.

Dự báo về lạm phát trong năm 2025, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), cho rằng quản lý, điều hành giá sẽ gặp những thách thức, áp lực đến từ tình hình thế giới năm 2025, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, các nước sẽ có những điều chỉnh chính sách nhất định theo diễn biến của tình hình chung… Từ đó, sẽ tác động đến biến động giá các mặt hàng chiến lược trên thế giới.

Đồng thời là áp lực từ việc thực hiện lộ trình thị trường đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua. Tỷ giá giữa VND và USD vẫn ở mức cao làm tăng chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, rủi ro thiên tai bão lũ, thời tiết bất lợi cho sản xuất, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao vào dịp lễ, tết.

Chưa kể, việc điều chỉnh giá dịch vụ do Nhà nước quản lý theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố, chi phí sẽ tác động làm tăng CPI…

Để kiểm soát lạm phát năm 2025, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, cho rằng cần kiểm soát giá các mặt hàng như xăng dầu, điện, thực phẩm, thuốc men để tránh tăng giá đột biến. Dự trữ quốc gia để can thiệp khi cần thiết, kiểm soát giá các mặt hàng chiến lược giúp giảm áp lực lên CPI, nhưng cần cân đối để không làm giảm động lực đầu tư của doanh nghiệp.

Song song với đó, đẩy mạnh sản xuất và chuỗi cung ứng nội địa, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến để đảm bảo nguồn cung ổn định, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ giảm nguy cơ lạm phát do tỷ giá và giá cả quốc tế tăng. Tuy nhiên, cần thời gian và nguồn lực để nâng cao năng lực sản xuất.

“Các biện pháp nêu trên có khả năng kiểm soát CPI một cách hiệu quả nếu được thực hiện đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế”, ông Long cho hay. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý một số biện pháp như kiểm soát giá cả hoặc tăng lãi suất có thể tạo áp lực lên doanh nghiệp và giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Thanh Hoa-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Bất động sản công nghiệp thu hút nhà đầu tư ngành bán dẫn

Ngành bán dẫn giữ vai trò nổi bật trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nhờ sự gia tăng đầu tư và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Tiếp tục đọc

Cận Tết, nhiều hãng ô tô giảm giá sâu, có xe giảm gần 450 triệu đồng

Chạy đua khuyến mại dịp Tết, nhiều hãng xe bán tại Việt Nam đang đồng loạt điều chỉnh giá bán, trong đó có xe giảm tới gần 450 triệu đồng.

Tiếp tục đọc

Bảng giá đất mới tại TP HCM: Sẽ khiến giá nhà tiếp tục tăng phi mã, người thu nhập thấp ‘vỡ mộng’?

Đại diện Savills Việt Nam lo ngại chi phí sử dụng đất tăng sẽ gây áp lực lên giá thành sản phẩm, đặc biệt ở phân khúc nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay