Các chỉ số về tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước ‘lấn át’ khu vực FDI

Các chỉ số về tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước ‘lấn át’ khu vực FDI

Số liệu tháng 10 và 10 tháng năm 2024 cho thấy các chỉ số về tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước đều cao hơn rất nhiều so với khu vực FDI, thậm chí có chỉ số cao gấp 4 lần.

Theo Tổng cục Thống kê, một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2024 là kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, duy trì mức tăng cao. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đã cho thấy sự nỗ lực vượt bậc khi có tốc độ tăng của kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cao hơn khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (khu vực FDI).

“10 tháng năm 2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước với tốc độ tăng cao hơn rất nhiều so với khu vực FDI. Đây có thể coi là tín hiệu đáng mừng, là điểm sáng trong hoạt động xuất, nhập khẩu của nước ta khi các doanh nghiệp trong nước đang dần vươn lên chiếm lĩnh thị trường, khẳng định tiềm lực quốc gia. Tỷ trọng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng dần sau một thời gian khá dài suy giảm và phụ thuộc vào khu vực FDI”.

Nếu như năm 2015, kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước chiếm 35,4% trong tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước thì đến năm 2017 tỷ trọng này giảm xuống 34%; năm 2018 chiếm 34,3% và năm 2019 chiếm 35,4%. Trong 2 năm tiếp theo, tỷ trọng này giảm còn 31,5% và 30,5%. Sang đến năm 2023, kim ngạch xuất, nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước bắt đầu có dấu hiệu tăng trở lại, tỷ trọng chiếm 31,3%. Trong 10 tháng năm 2024, tỷ trọng kim ngạch xuất, nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước tăng lên 32%. Dự báo với tốc độ tăng như hiện nay, đến hết năm 2024, tỷ trọng này sẽ tiếp tục tăng cao hơn.

Đóng góp của khu vực FDI trong GDP và xuất khẩu qua các năm.

Số liệu tháng 10 và 10 tháng năm 2024 cho thấy các chỉ số về tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước đều cao hơn rất nhiều so với khu vực FDI, thậm chí có chỉ số cao gấp 4 lần.

Cụ thể, trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 35,59 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,3 tỷ USD, tăng 9,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 25,29 tỷ USD, tăng 2,4%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 10,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 17,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 7,3%.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 33,6 tỷ USD, tăng 5,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12,68 tỷ USD, tăng 15,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,92 tỷ USD, tăng 0,5%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 13,6%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 18,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 10,7%.

Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 335,59 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 93,97 tỷ USD, tăng 20,7%, chiếm 28,0% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 241,62 tỷ USD, tăng 12,8%, chiếm 72%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 312,28 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 113,58 tỷ USD, tăng 18,8%, chiếm 36,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 198,7 tỷ USD, tăng 15,8%, chiếm 73,6%.

Xét theo từng khu vực, trong 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 207,55 tỷ USD, tăng mạnh 19,6% (tương ứng tăng 34,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm 32% trong tổng trị giá xuất, nhập khẩu của cả nước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của khu vực FDI đạt 440,32 tỷ USD, tăng 14,1% (tương ứng tăng 54,49 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước và chiếm 68% trong tổng trị giá xuất, nhập khẩu của cả nước.

Kết quả này cho thấy sự nỗ lực mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo Tổng cục Thống kê, động lực chủ yếu là sự phục hồi nhu cầu của nhiều thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất các mặt hàng chủ lực.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế trong nước vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua, như quy mô sản xuất còn nhỏ, thiếu nguồn lực tài chính, năng lực công nghệ hạn chế… Để duy trì đà tăng trưởng, cần tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp nội nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện chính sách phát triển thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ.

Đỗ Kiều-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

MVC: Lợi nhuận lập đỉnh mới sau 11 quý, hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng

Nhờ đà tăng từ mảng đá xây dựng và khoản lãi lớn từ công ty liên doanh, liên kết, CTCP Vật liệu và Xây dựng Bình Dương (UPCoM: MVC) ghi nhận lợi nhuận ròng quý 2/2025 đạt hơn 46 tỷ đồng, mức cao nhất trong gần ba năm. Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2025 chỉ sau nửa chặng đường.

Tiếp tục đọc

TP Hồ Chí Minh: Nhiều chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ

TP Hồ Chí Minh xác định công nghiệp hỗ trợ (CNHT) là một ngành then chốt, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và giúp doanh nghiệp chủ động tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu nên đã đưa ra nhiều giải pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tiếp tục đọc

Người mua ô tô VinFast đăng ký biển Hà Nội sắp nhận loạt ưu đãi từ Vingroup và 12 đối tác tài chính

Ngày 24/7, VinFast đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 12 ngân hàng và tổ chức tài chính lớn nhằm hỗ trợ người dân Thủ đô chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay