Các lãnh đạo EU đe dọa nước láng giềng của Nga

Các lãnh đạo EU đe dọa nước láng giềng của Nga

Georgia phải 'bãi bỏ đạo luật gần đây' nếu muốn nhận được sự ủng hộ của Pháp, Đức và Ba Lan đối với nguyện vọng trở thành thành viên của khối.

Một cuộc biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử Quốc hội ở Tbilisi, Georgia (Ảnh: Getty)

Các nhà lãnh đạo Pháp, Đức và Ba Lan cho biết họ sẽ phản đối việc Georgia gia nhập EU trừ khi nước này bãi bỏ đạo luật gần đây được cho là mâu thuẫn với “các giá trị và nguyên tắc của châu Âu”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói trong một tuyên bố chung công bố hôm 11/7 rằng nếu quốc gia thuộc Liên Xô cũ muốn gia nhập khối, họ phải thể hiện cam kết cải cách “bằng cách bãi bỏ đạo luật gần đây đi ngược lại các giá trị và nguyên tắc của châu Âu”.

Ba nhà lãnh đạo cũng cho biết họ “quan ngại sâu sắc” trước cáo buộc “nhiều hành vi bất thường và đe dọa cử tri” trong cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng trước ở Georgia, đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra. Tuyên bố được đưa ra thay mặt cho “Tam giác Weimar”, một nhóm khu vực bao gồm ba quốc gia thành viên EU.

Washington trước đây đã đưa ra cảnh báo tương tự. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller tuyên bố vào tuần trước rằng sẽ có “hậu quả” đối với Tbilisi trừ khi nước này thay đổi đường lối của mình, bao gồm cả việc “rút và bãi bỏ đạo luật phản dân chủ”.

Đảng Giấc mơ Georgia cầm quyền đã giành được đa số tại Quốc hội trong cuộc bầu cử ngày 26/10. Các đảng đối lập đã từ chối chấp nhận kết quả, trong khi Tổng thống Salome Zourabichvili cho rằng chiến thắng đã bị chính phủ đánh cắp và bản thân cuộc bầu cử là một “chiến dịch đặc biệt của Nga”. Tuy nhiên, bà không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho lời buộc tội của mình khi các công tố viên Georgia yêu cầu bằng chứng để điều tra.

Hai đạo luật cải cách gây tranh cãi đã được Quốc hội Gruzia thông qua vào đầu năm nay, điều mà các nước phương Tây đã lên án. Một trong số đó bắt buộc phải tiết lộ nguồn tài trợ nước ngoài của các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan truyền thông hoạt động trong nước. Đạo luật còn lại áp đặt hạn chế đối với “hoạt động tuyên truyền” ủng hộ cộng đồng người LGBTQ.

Moscow bác bỏ cáo buộc cho rằng nước này có vai trò trong kết quả cuộc bầu cử ở GEorgia. Bộ trưởng Ngoại giao Sergey Lavrov trong tuần này đã lập luận rằng “người Mỹ chỉ đang cố gắng gán cho chúng tôi điều gì đó mà họ tự làm” đối với các quốc gia khác

Ông nói trong một cuộc phỏng vấn rằng Washington đã tạo ra huyền thoại về “sự can thiệp bầu cử của Nga” và triển khai nó bất cứ khi nào một đảng mà Mỹ không tán thành giành chiến thắng tại thùng phiếu.

Huyền Chi

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Mỹ có thể chạm trần nợ công vào tháng 8/2025

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent đã kêu gọi lãnh đạo Quốc hội nước này nâng trần nợ công trước giữa tháng 7/2025.

Tiếp tục đọc

Cắt giảm thuế tiêu dùng có giúp kiềm chế lạm phát tại Nhật Bản?

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng như một biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát

Tiếp tục đọc

HBC: Từ bước nhảy phục hồi đến kì vọng phục hưng

Sau cú “đại nhảy vọt” năm 2024, kì vọng về sự phục hưng của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) với tư cách là một “đế chế” đang trở nên mạnh mẽ nhất và cũng có cơ sở thực thi nhất trong nhiều năm qua.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay