CÁCH MẠNG NGHĨA LÀ PHẢI ĐẨY BÁNH XE
Hãy tưởng tượng một chiếc bánh đà to lớn và nặng nề – một chiếc dĩa bằng kim loại được dựng đứng trên một trục, đường kính khoảng 10m, dày 0,5m, và nặng khoảng 2.500 kg. Bây giờ hãy tưởng tượng nhiệm vụ của bạn là làm cho chiếc bánh đà này quay quanh trục thật nhanh và thật lâu.
Dùng hết sức để đẩy, bạn buộc chiếc bánh đã phải tiến lên, ban đầu còn chưa cảm nhận được. Bạn cứ tiếp tục đấy, và sau hai hay ba giờ liên tục gắng sức, bạn buộc chiếc bánh đã phải đi xong một vòng.
Bạn cứ tiếp tục đẩy, và chiếc bánh đà bắt đầu đi nhanh hơn, và với nỗ lực bền bỉ, chiếc bánh đà đi được một vòng nữa. Bạn cứ tiếp tục đẩy theo một hướng nhất định. Ba vòng… rồi bốn… năm… sáu… chiếc bánh đà đã có trớn nhanh hơn… bảy… tám… bạn cứ tiếp tục đẩy… chín… mười… nó bắt đầu có đà… mười một… mười hai… mỗi lần quay nhanh hơn rồi… hai mươi… ba mươi… năm mươi… một trăm.
Và rồi, vào một thời điểm, đột phá! Chiếc bánh đà bắt đầu hoạt động theo hướng có lợi cho bạn, đưa chiếc bánh đã đi tới, từng vòng từng vòng một… vút! chính sức nặng của nó đang tự vận hành giúp bạn. Bạn không cần phải đẩy quá mạnh nữa, nhưng chiếc bánh đà vẫn đi ngày càng nhanh hơn. Mỗi vòng quay của chiếc bánh đà dựa vào phần lực đã có từ vòng trước, sự đầu tư sức lực cộng hưởng. Nhanh hơn một ngàn lần, rồi mười ngàn lần, rồi một trăm ngàn lần. Chiếc đĩa nặng nề bay về phía trước, với một sức đã không gì cản nổi.
Bây giờ giả dụ có ai đó đến và hỏi: “Nhờ vào lần đẩy mạnh nào mà chiếc bánh đà này đi nhanh thế?”
Bạn sẽ không thể trả lời câu hỏi này được; đây là một câu hỏi hết sức vô lý. Phải chăng là lần đẩy đầu tiên? Hay thứ hai? Hay thứ năm? Hay thứ một trăm? Không phải. Đây là kết quả của tất cả các lần đẩy cộng lại trong một nỗ lực tích lũy theo một hướng nhất định. Một số lần đẩy có thể là mạnh hơn, nhưng bất cứ một cú đẩy duy nhất nào – cho dù mạnh đến mấy – cũng chỉ thể hiện một phần nhỏ trong toàn bộ sức lực tích lũy dồn lên chiếc bánh đà.
Không có một thời khắc diệu kỳ.
Thật sự, đó là một quá trình lặng lẽ, quyết tâm xác định những gì cần làm để mang lại kết quả tốt nhất trong tương lai và rồi cứ đơn giản thực hiện đúng như thế, từng bước từng bước một, từng vòng quay một của chiếc bánh đà. Sau khi đẩy chiếc bánh đà về một hướng nhất định trong một khoảng thời gian dài, tổ chức chắc chắn sẽ đạt điểm nhảy vọt.
—
Một ví dụ bên ngoài cuộc nghiên cứu nhưng minh họa tuyệt vời cho ý tưởng này: đội bóng rổ Bruins của Đại học UCLA trong hai thập niên 1960 và 1970. Hầu hết những người mê bóng rổ đều biết Bruins đã giành 10 chức vô địch NCAA trong vòng 12 năm, có thời điểm họ còn sở hữu kỷ lục 61 trận thắng liên tục dưới quyền của huấn luyện viên huyền thoại John Wooden.
Nhưng bạn có biết Wooden đã làm huấn luyện viên cho đội Bruins được bao nhiêu năm trước khi họ đoạt chức vô địch NCAA đầu tiên? Từ 1948 đến 1963, Wooden đã làm việc trong vô danh trước khi thắng giải vô địch năm 1964. Huấn luyện viên Wooden đã tạo nền tảng, phát triển một hệ thống tuyển chọn, thực hiện thống nhất một triết lý, và hoàn thiện lối chơi ép sân. Không ai để ý đến vị huấn luyện viên nhỏ nhẹ, lặng lẽ và đội bóng này của ông cho đến khi Whoa! – họ đạt bước nhảy vọt và liên tục đè bẹp tất cả đối thủ trong hơn một thập niên.
Cũng như triều đại của Wooden, các cuộc chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại đều tuân theo một mô hình đi từ xây dựng nền tảng đến nhảy vọt. Cho dù dài hay ngắn, mọi cuộc chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại đều theo cùng một mô hình căn bản – tích lũy tạo đà, từng vòng quay của chiếc bánh đà – cho đến khi nền tảng biến đổi thành nhảy vọt.
—
Các công ty nhảy vọt hiểu một sự thật đơn giản: Có một sức mạnh vĩ đại tồn tại trong việc liên tục cải tiến và đem lại kết quả cao. Hãy nhìn vào kết quả đạt được – cho dù ban đầu vẫn còn khiêm tốn – và chỉ cho thấy những bước ban đầu này phù hợp với khái niệm chung như thế nào. Khi bạn làm cho mọi người nhìn thấy và cảm nhận được guồng máy đang bắt đầu có đà, họ sẽ tham gia một cách hào hứng (kể cả nhà đầu tư từ bên ngoài & cả những con người bên trong tổ chức).
Khi chúng ta để cho chiếc bánh đà tự thể hiện, chúng ta không cần phải thông báo một cách nhiệt tình về mục tiêu của mình. “Này, nếu chúng ta tiếp tục làm như thế này, nhìn xem chúng ta có thể đi đến đâu!” Khi mọi người tự họ quyết định đưa tiềm năng thành kết quả thực tế, thì mục tiêu xem như đã được đề ra rõ ràng.
Hãy tạm ngừng và suy nghĩ một chút. Những người phù hợp muốn gì nhất? Họ muốn là một phần trong đội ngũ chiến thắng. Họ muốn đóng góp vào việc mang lại những kết quả cụ thể rõ ràng. Họ muốn cảm giác hào hứng được tham gia vào một công việc thực sự là công việc. Khi những con người phù hợp nhìn vào một kế hoạch thoát thai từ việc đối diện sự thật – một kế hoạch thoát thai từ sự thấu hiểu, chứ không phải can đảm giả tạo – họ thường sẽ nói: “Kế hoạch này sẽ thành công. Hãy cho tôi tham gia với.”
Khi họ nhìn thấy sự đồng tâm hợp lực của các nhà điều hành ủng hộ kế hoạch này cùng với những đức tính nhiệt tình vì mọi người của các nhà lãnh đạo Cấp độ 5, họ sẽ gỡ bỏ sự hoài nghi và chỉ trích. Khi mọi người nhận thấy sức đà đang hình thành – khi họ nhìn thấy những kết quả cụ thể, khi họ cảm nhận được chiếc bánh đà đang có trớn ngày càng nhanh – đó là khi đa số mọi người sẽ xếp hàng cùng tham gia ghé vai đẩy chiếc bánh đà đi tiếp.
Trích từ sách “Từ Tốt Đến Vĩ Đại – Jim Collin”
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận