Cán cân thương mại thặng dư 21,25 tỷ USD
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa từ đầu năm đến hết ngày 15/10/2024 đạt 315,91 tỷ USD. Như vậy, cán cân thương mại tiếp tục nghiêng về xuất siêu với 21,25 tỷ USD.
Ảnh minh họa
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến ngày 15/10/2024) đạt 31,93 tỷ USD, giảm 12,4% (tương ứng giảm 4,53 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 9/2024.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 10/2024 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/10/2024 đạt 610,57 tỷ USD, tăng 16,4%, tương ứng tăng 85,82 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 413,96 tỷ USD, tăng 14,8% (tương ứng tăng 53,49 tỷ USD).
Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 375 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/10/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 21,25 tỷ USD.
Một số nhóm hàng có xu hướng tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 11,67 tỷ USD, tương ứng tăng 26,7%; máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 7,34 tỷ USD, tương ứng tăng 22,4%; hàng dệt may tăng 2,61 tỷ USD, tương ứng tăng 10%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 2,31 tỷ USD, tương ứng tăng 5,6%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 2,2 tỷ USD, tương ứng tăng 21,6%… so với cùng kỳ năm 2023.
Khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài nhập khẩu ,69 tỷ USD, giảm 10,9% (tương ứng giảm 1,19 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 9/2024. Tính đến hết ngày 15/10/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 187,72 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 26,8 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,7% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá: xuất nhập khẩu tiếp tục là điểm sáng nổi bật, ghi nhận sự phục hồi tích cực so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến hiện tại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt gần 580 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Dự báo, đến cuối năm, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta có thể đạt 800 tỷ USD.
ộ Công Thương dự báo trong xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm như châu Âu, châu Mỹ sẽ tiếp tục có cả những thuận lợi và thách thức.
Nhu cầu tiêu thụ cuối năm tại các thị trường lớn như Mỹ và EU sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, hàng tiêu dùng và dệt may. Bởi các nhà bán lẻ toàn cầu tăng cường dự trữ hàng hóa cho các dịp lễ lớn. Thị trường các FTA tiếp tục có tác động tích cực, duy trì lợi thế của Việt Nam trong hoạt động thương mại, đầu tư…
Tuy nhiên, diễn biến địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, nhiều khó khăn, thách thức, yếu tố rủi ro, bất định, đặc biệt là căng thẳng địa chính trị và xung đột vũ trang ở châu Âu và Trung Đông.
Các nước phát triển quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề phát triển bền vững, an toàn cho người tiêu dùng tạo nên những tiêu chuẩn, quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường khắt khe hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu…
Theo đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Công Thương đưa ra từ nay đến hết năm là tập trung khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng. Tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững…
MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH
|
Tham gia thảo luận