CẨN TRỌNG KHI MUA NHÀ QUA NGÂN HÀNG

CẨN TRỌNG KHI MUA NHÀ QUA NGÂN HÀNG

Mua nhà đang được thế chấp trong ngân hàng cũng cần thận trọng, vì Ai cũng tưởng đây là giao dịch an toàn về pháp lý vì nhà đang được thế chấp là “sạch” về giấy tờ, bởi ngân hàng cho vay được thì mình yên tâm.

Trên thực tế, người bán ngôi nhà đang được thế chấp vẫn có thể nhận cọc từ một người khác trước khi bán cho mình, và hợp đồng cọc này cũng vẫn được công chứng và đưa lên hệ thống tư pháp.

Do đó, để mình có thể công chứng mua bán với bên bán sau khi thanh lý khoản vay, việc đầu tiên phải huỷ hợp đồng cọc giữa bên bán và người cọc trước kia.

Rắc rối có thể sẽ phát sinh từ đây.

Ví dụ:

A có căn nhà trị giá 10tỷ đồng, đang thế chấp cho khoản vay ngân hàng 5 tỷ đồng.

A kẹt tiền, vay của B 2 tỷ đồng, thế chấp bằng hợp đồng cọc có công chứng chính căn nhà trên. B biết tình trạng căn nhà, nhưng vẫn cho vay vì giá trị căn nhà lớn hơn khoản vay. B chỉ là người cho vay chứ ko có ý định mua căn nhà đó.

C muốn mua căn nhà đó, đàm phán với A về giá giao dịch và với ngân hàng để làm thủ tục tất toán và xuất tài sản đi công chứng mua bán.

C thay A trả nợ đủ 5 tỷ gốc.

A và C đi công chứng, kẹt hợp đồng cọc 2 tỷ giữa A với B.

C lập luận: tại sao có thể công chứng cọc mà ngân hàng cho vay ko có văn bản đồng ý và ko hề hay biết?

Hiện nay có 2 quan điểm của phòng (văn phòng) Công chứng:

1. Tài sản đang được thế chấp mà muốn nhận cọc từ bên mua thì phải có sự đồng ý của ngân hàng cho vay bằng văn bản thì mới ký công chứng cọc được.

2. Không cần sự đồng ý của ngân hàng cho vay, vì điều kiện trong hợp đồng nhận cọc là ưu tiên dùng số tiền cọc để trả nợ vay và hợp đồng cọc chỉ là hứa mua bán chứ không dịch chuyển sở hữu. Quan điểm này được khá nhiều VPCC đang cho thực hiện.

Do vậy, C phải gỡ hợp đồng cọc đã ký giữa A và B trước khi đến lượt mình được mua bán. Do đã trả khá nhiều tiền cho ngân hàng và cho A, C rơi vào tình thế bắt buộc phải thanh lý B và B có thể “làm tiền” bằng cách yêu cầu bồi thường gấp đôi theo thoả thuận cọc giữa A và B.

Kết luận: Dù là mua tài sản đang được thế chấp trong ngân hàng, luôn kiểm tra với phòng công chứng xem có tình trạng đã có ai cọc hay chưa để tránh rắc rối.

Tác giả: Nguyễn Hoàng

Nguồn: Group Đam mê BẤT ĐỘNG SẢN

Xem thêm >>> MUA DỰ ÁN ĐƯỢC NGÂN HÀNG BẢO LÃNH VẪN RỦI RO: LÀM GÌ ĐỂ KHÔNG TRẮNG TAY?

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

MẠN BÀN VỀ TÊ MU (PHẦN 2)

Chiến lược cạnh tranh của Temu. Như đã nói ở phần trước, Temu cũng theo...

Tiếp tục đọc

MẠN BÀN VỀ TÊ MU (PHẦN 1)

Mấy hôm nay, thị trường VN dậy sóng với key word Temu (TM). Trên FB có nhiều stt...

Tiếp tục đọc

TỪ NGÀY 4/10, LẤN ĐẤT HOẶC CHIẾM ĐẤT BỊ PHẠT TỚI 1 TỶ ĐỒNG, SỬ DỤNG ĐẤT LÚA SANG ĐẤT Ở TRÁI PHÉP PHẠT TỚI 200 TRIỆU ĐỒNG

Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay