Cảng quốc tế Cần Giờ hoạt động sẽ nâng tầm cạnh tranh hàng hải trong khu vực

Cảng quốc tế Cần Giờ hoạt động sẽ nâng tầm cạnh tranh hàng hải trong khu vực

Khi Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, cùng với cụm Cảng Cái Mép-Thị Vải hoạt động sẽ nâng tầm cạnh tranh của Việt Nam về cảng biển trong khu vực, khi đó sản lượng vận tải sẽ tăng trưởng và vượt qua Singapore…

Thông tin được ông Nguyễn Cảnh Tĩnh -Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) cho biết tại Hội nghị triển khai công tác nhiệm vụ kinh doanh năm 2025 của VIMC.

Cảng biển và vận tải biển vẫn là trụ cột cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Năm 2024, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt hơn 145 triệu tấn, tăng 27% so với 2023; sản lượng vận tải biển đạt gần 20 triệu tấn, vượt 22% so với kế hoạch.

“Trong khi đó, cách đây 10 năm, con số dự báo đến năm 2025 chỉ đạt 23-24 triệu Teus. Điều này, cho thấy sự tăng trưởng sản lượng hàng hóa của ngành hàng hải rất lớn, có khả năng trở thành một trong những trung tâm hàng hóa trung chuyển của khu vực.

Năm 2024, VIMC đạt doanh thu đạt 24.813 tỷ đồng; lợi nhuận đạt 4.940 tỷ đồng. Kết quả sản xuất kinh doanh năm qua đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận so với kế hoạch khi doanh thu vượt 135% và lợi nhuận vượt 128%” ông Tĩnh cho biết.

Theo ông Tĩnh, sản lượng hàng hóa qua cảng biển Singapore đạt khoảng 34 triệu Teus. Với tốc độ tăng trưởng ngành hàng hải của Việt Nam, trong một tương lai không xa, chúng ta sẽ bằng và vượt.

Có được kết quả này, VIMC đã rất thành công trong hoạt động hợp tác quốc tế khi phát triển 10 tuyến dịch vụ container mới kết nối Việt Nam với châu Âu. Đặc biệt hệ thống cảng của VIMC đã tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho toàn bộ các hãng tàu top 10 thế giới.

Đơn vị cũng triển khai các thỏa thuận trước đây đã ký kết với Tập đoàn MSC, VIMC thành lập liên doanh để khai thác hai bến container quốc tế số 3, 4 thuộc dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện.

VIMC đã tích cực triển khai và cơ bản hoàn thành các thủ tục để Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chủ trương triển khai dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đây là dự án có quy mô lớn được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP HCM và khu vực, thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới và hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành vị trí chiến lược trên bản đồ hàng hải quốc tế.

Với các doanh nghiệp thành viên, VIMC đã hoàn thành tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship; Công ty cổ phần Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam để triển khai thực hiện đầu tư phát triển đội tàu vận tải biển thế hệ mới.

Tổng giám đốc VIMC Nguyễn Cảnh Tĩnh.

Nhấn mạnh năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, VIMC tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng bền vững các hoạt động cốt lõi, quyết tâm giữ vững và phát triển thị trường, thị phần đồng thời tìm kiếm và tạo động lực tăng trưởng mới trên cơ sở hệ sinh thái cảng biển-vận tải biển-logistics.

Phấn đấu trước tiên đưa dự án bến số 3, 4 Lạch Huyện vào khai thác trong quý 1/2025, VIMC chú trọng đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, cùng với cụm Cảng Cái Mép-Thị Vải sẽ nâng tầm cạnh tranh của Việt Nam về cảng biển trong khu vực, từ đó sản lượng vận tải sẽ tăng trưởng và vượt qua Singapore hiện đạt 37 triệu Teus (cảng biển nước ta năm nay đạt 30 triệu Teus).

“Đây là sứ mệnh của VIMC để đưa ngành Hàng hải nâng tầm cạnh tranh quốc gia; các hoạt động dịch vụ đổi mới không còn dịch vụ truyền thống ít giá trị, kết nối chuỗi trong hệ sinh thái nhằm cung cấp trong hệ thống cảng biển, dịch vụ, logistics; cảng biển còn lại tiếp tục nghiên cứu phương án phát triển để đón đầu xu thế phát triển”, Tổng Giám đốc VIMC khẳng định.

Trước đó, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của Bộ GTVT tổ, ông Tĩnh cho biết, vẫn có điểm nghẽn hạn chế sự phát triển của ngành hàng hải. Trong đó, có việc nguồn kinh phí cho phát triển vận tải biển chưa tương xứng, kinh phí cho kế hoạch nạo vét còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Lãnh đạo VIMC kiến nghị Bộ GTVT tiếp tục quan tâm đến hoạt động nạo vét các luồng thủy nội địa, có những chính sách tăng cường kết nối tuyến vận tải thủy, nâng cấp tĩnh không của các cầu, luồng, điểm giao cắt.

VICM cũng mong muốn tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm có chính sách, cơ chế để khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn nữa giúp vận tải biển đủ sức cạnh tranh vươn ra biển lớn.

Phi Long/VOV.VN

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Giám đốc Công ty xổ số Huế lý giải lý do không trả thưởng cho tờ vé số trúng giải đặc biệt bị rách

Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế đã lý giải lý do vì sao công ty từ chối trả thưởng cho tờ vé số trúng giải đặc biệt bị rách mất một phần gốc.

Tiếp tục đọc

Tai nạn ở Thủy điện Đăk Mi 1: Bộ Xây dựng vào cuộc tìm nguyên nhân sự cố

Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo tạm dừng thi công để phục vụ công tác giám định nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng tại Thủy điện Đăk Mi 1.

Tiếp tục đọc

Năm 2024, đường sắt vận chuyển 7 triệu lượt khách, lợi nhuận trên 220 tỷ đồng

Năm 2024, hành khách đi tàu đạt trên 7 triệu lượt, tăng 14% kế hoạch và cùng kỳ. Vận chuyển hàng hóa đạt trên 5 triệu tấn, vượt 7,1% kế hoạch và 11,4% cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay