Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá

Cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu kính nổi sang Hoa Kỳ nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá

Doanh nghiệp cần lưu ý rủi ro bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra chống bán phá giá, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng kính nổi nhập khẩu từ Trung Quốc và Malaysia làm nguyên liệu.

Theo thông tin mới nhất từ Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiếp nhận đơn yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm kính nổi nhập khẩu từ Trung Quốc và Malaysia.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã tiếp nhận đơn yêu cầu điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các sản phẩm kính nổi nhập khẩu.

Theo đó, đơn kiện được nộp bởi các công ty Vitro Flat Glass, LLC và Vitro Meadville Flat Glass, LLC.

Phạm vi sản phẩm bị đề nghị điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp là các sản phẩm kính nổi là các sản phẩm làm từ thủy tinh soda-vôi-silica được sản xuất bằng cách làm nổi một dải thủy tinh nóng chảy liên tục trên một bồn thiếc mịn (hoặc một kim loại lỏng khác có mật độ lớn hơn kính nóng chảy), làm nguội kính trong lò ủ và cắt thành các kích thước phù hợp.

Theo đơn đề nghị điều tra, các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang bán phá giá với biên độ từ 91,05% đến 165,11%, các doanh nghiệp Malaysia đang bán phá giá với biên độ từ 141,87% đến 344,43%.

Đơn đề nghị điều tra cũng cáo buộc các doanh nghiệp Trung Quốc và Malaysia nhận được những khoản trợ cấp đáng kể, mặc dù trong đơn không xác định cụ thể mức trợ cấp.

Trước các diễn biến trên, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu kính nổi và các sản phẩm liên quan đến kính nổi phù hợp mô tả như trên sang Hoa Kỳ cần theo dõi sát diễn biến của vụ việc.

Cụ thể, theo đơn yêu cầu điều tra, các sản phẩm kính nổi thuộc phạm vi đề nghị điều tra có độ dày danh nghĩa ít nhất là 2,0 mm và diện tích bề mặt danh nghĩa ít nhất là 0,37 m2.

Quốc gia xuất xứ của mỗi sản phẩm kính nổi được xác định theo địa điểm, nơi kính được sản xuất ban đầu bằng cách làm nổi một dải thủy tinh nóng chảy liên tục trên một bồn thiếc mịn và làm mát kính trong lò ủ, bất kể địa điểm thực hiện các hoạt động hoàn thiện hoặc chế tác thêm.

Trước khi được xử lý, hoàn thiện hoặc chế tác thêm, các sản phẩm kính nổi đáp ứng các yêu cầu của Loại I theo tiêu chuẩn ASTM-C1036 của Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ.

Các sản phẩm kính nổi có thể trong suốt, nhuộm màu, pha màu hoặc phủ một hoặc nhiều vật liệu để thay đổi tính chất cách nhiệt, độ dẫn điện, giảm tiếng ồn, độ bền, màu sắc và/hoặc khả năng truyền ánh sáng. Ví dụ về các sản phẩm kính nổi phủ bao gồm kính xây dựng có độ phát xạ thấp và gương không khung (tức là kính phẳng có lớp bạc, nhôm hoặc lớp phản quang khác) như tấm ốp gương.

Các sản phẩm kính nổi có thể được ủ, gia cường hóa học, gia cường nhiệt hoặc tôi để đạt được độ nén bề mặt mong muốn, theo tiêu chuẩn ASTM-C1048, ASTM-C1422/C1422M hoặc các thông số kỹ thuật tương tự khác.

Các sản phẩm kính nổi có thể được gia công thêm, bao gồm nhưng không giới hạn ở các hoạt động hoàn thiện như phun cát, khắc, uốn cong, uốn cong, vát cạnh, khía, khoan, đục, dập nổi và khắc. Các sản phẩm kính nổi có thể chưa lắp ráp hoặc đã lắp ráp.

Phạm vi của sản phẩm bị đề nghị điều tra bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các sản phẩm thủy tinh đáp ứng một hoặc nhiều thông số kỹ thuật, định nghĩa và/hoặc tiêu chuẩn ASTM-C162, ASTM-C1036, ASTM-C1048, ASTM-C1172, ASTM-C1349, ASTM-C1376, ASTM-C1422/C1422M, ASTM-C1464, ASTM-C1503, ASTM-C1651, ASTM-E1300 và ASTM-E2190.

Các sản phẩm bị yêu cầu điều tra hiện được phân loại theo các mã 7005.10.8000, 7005.21.1010, 7005.21.1030, 7005.21.2000, 7005.29.1810, 7005.29.1850, 7005.29.2500, 7007.29.0000, 7008.00.0000, 7009.91.5010, 7009.91.5095 và 7009.92.5010 của Biểu thuế quan xuất khẩu, nhập khẩu của Hoa Kỳ (HTSUS).

Các sản phẩm thuộc diện kiến ​​nghị cũng có thể được phân loại theo các mã 7006.00.4010, 7006.00.4050 và 7007.19.0000. Các mã số hàng hóa được cung cấp chỉ phục vụ mục đích tham khảo và đối chiếu, mô tả chi tiết phạm vi sản phẩm bị đề nghị điều tra mới là yếu tố quyết định.

Doanh nghiệp cần lưu ý rủi ro bị Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm của Việt Nam.

Thực tế ngành kính trong nước thời gian qua đã đối mặt nhiều khó khăn. Từ năm 2020 đến 2022, dưới tác động của đại dịch Covid -19, thị trường bất động sản đã rơi vào tình trạng đình trệ, hầu hết các dự án đều “bất động”. Khi đại dịch qua đi, hàng loạt dự án bất động sản lại gặp vướng mắc về pháp lý, phải tạm dừng, không thể triển khai, nguồn cung dự án mới rất hạn chế. Nhu cầu đối với các sản phẩm kính xây dựng theo đó cũng sụt giảm nghiêm trọng, rơi vào mức rất thấp, nhiều doanh nghiệp sản xuất kính trong nước cũng vì vậy mà lao đao.

Mặc dù đến nay, một số dự án bất động sản đã tái khởi động, thị trường bất động sản có dấu hiệu dần hồi phục, nhưng thị trường kính xây dựng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Nếu thêm “cú bồi” bị đánh thuế bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ ngành kính sẽ gặp khó khăn kép.

Do đó, bên cạnh đề nghị bám sát diễn biến vụ việc và đặc biệt lưu ý với các mã sản phẩm kể trên, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị, trong trường hợp doanh nghiệp có lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ với khối lượng lớn hoặc có tốc độ gia tăng nhanh, doanh nghiệp cần lưu ý rủi ro bị Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm của Việt Nam.

Cụ thể, các doanh nghiệp sử dụng kính nổi nhập khẩu từ Trung Quốc và Malaysia làm nguyên liệu sản xuất cần lưu ý rủi ro bị Hoa Kỳ tiến hành điều tra lẩn tránh trong trường hợp có hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.

Doanh nghiệp sản xuất kính nổi các sản phẩm liên quan đến kính nổi cần liên hệ với Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại để được hướng dẫn, tư vấn thêm trong việc đánh giá rủi ro phòng vệ thương mại nếu có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Dự kiến, Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ ra quyết định về việc điều tra vào ngày 11/12/2024.

Thuế chống trợ cấp tạm thời đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc và Malaysia có thể được áp dụng từ cuối tháng 4/2025.

Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các doanh nghiệp có thể được áp dụng từ cuối tháng 6/2025.

Thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức có thể được áp dụng chậm nhất là từ cuối tháng 12/2025.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PHR: Phước Hòa Kampong Thom lợi nhuận vượt hơn 99% kế hoạch

Công ty VRG Phước Hòa Kampong Thom tổ chức Hội nghị Đại biểu người lao động năm 2025, vào ngày 21/12. Công ty đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 và chăm lo tốt cho người lao động.

Tiếp tục đọc

“Vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn mặc đồ ông già Noel, lì xì 5 triệu/phong bao, chi 500 triệu mua thuốc cho các bé tại BV Nhi đồng 2 Tp.HCM

Tổng tiền mặt trao tận tay thông qua các bao lì xì lên đến 1 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Loạt lãnh đạo Du lịch Giang Điền bị bắt: Chiêu thức lừa đảo hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư

Theo thông tin từ cơ quan công an, từ năm 2010 đến 2018, Công ty cổ phần Du lịch Giang Điền đã ký khoảng 1.267 hợp đồng mua bán đất nền với các khách hàng và nhà đầu tư, qua đó thu về số tiền hơn 1.000 tỷ đồng

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay