Chân dung ‘ông trùm’ 30 tuổi và doanh nghiệp đứng sau vụ sữa giả HIUP

Chân dung ‘ông trùm’ 30 tuổi và doanh nghiệp đứng sau vụ sữa giả HIUP

Có ít nhất 3 doanh nghiệp liên quan, đóng vai trò khác nhau trong chuỗi sản xuất phân phối sữa giả Hiup sản phẩm ra thị trường.


Hệ sinh thái sản xuất sữa giả Hiup thu tới 6.700 tỷ đồng. Ảnh: C01.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C01) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 9 đối tượng là lãnh đạo và nhân viên Công ty Cổ phần Z Holding (trụ sở tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) và 1 Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama liên quan đến hành vi sản xuất, buôn bán sản phẩm dinh dưỡng giả mang tên Hiup 27.

Hệ sinh thái sữa giả thu 6.700 tỷ đồng

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Z Holding do Hoàng Quang Thịnh (sinh năm 1995) làm Chủ tịch HĐQT mới chỉ được thành lập từ tháng 10/2020. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn thực phẩm chức năng, có trụ sở tại tầng 11, tòa nhà Gold Tower, số 275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân.

Vốn điều lệ đăng ký ban đầu của Z Holding là 1,9 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm: Nguyễn Văn Minh (góp 40%), La Khắc Minh (30%) và Lê Thị Thảo (30%).

Trong đó, cả La Khắc Minh và Nguyễn Văn Minh – với vai trò là Phó tổng giám đốc công ty – đều đã bị bắt.

Ngoài ra, trong danh sách liên quan có lãnh đạo hai doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất Nature Made và Công ty TNHH kinh doanh và công nghệ Alama.

Công ty Nature Made được xác định là đơn vị trực tiếp sản xuất sữa giả. Công ty này cũng mới được thành lập từ tháng 2/2023, có trụ sở tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm: Đào Mỹ Linh (55% vốn), Lê Văn Duyên (25%) và Nguyễn Thị Bích Hồng (20%).

Dù chỉ mới hoạt động chưa đầy hai năm, doanh nghiệp này đã 3 lần tăng vốn. Lần cập nhật gần nhất vào tháng 5/2024, vốn điều lệ công ty được nâng từ 15 tỷ đồng lên 45 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông sau điều chỉnh không được công bố.

Bà Đào Mỹ Linh (sinh năm 1997) vẫn là người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc từ khi thành lập đến nay.

Tại doanh nghiệp này, Lê Văn Duyên – cổ đông, Nguyễn Thị Thu Hiền – Giám đốc Nature Made và Phạm Duy Tân – nguyên Giám đốc Nature Made, đều đã bị khởi tố về tội “Sản xuất hàng giả là thực phẩm”.

Trong khi đó, Công ty TNHH kinh doanh và công nghệ Alama Việt Nam được xác định là đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối chính thức dòng sữa Hiup. Công ty này được thành lập từ tháng 5/2020, đặt trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Thời điểm mới thành lập, vốn điều lệ của Alama là 1,9 tỷ đồng. Trong đó, Trần Xuân Chiến (sinh năm 1996, quê Thái Bình), người đã bị khởi tố, là Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Đến tháng 7/2024, ông Chiến đã tăng vốn điều lệ của công ty lên 5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, theo kết quả điều tra ban đầu, Công ty Z Holding đã thu về doanh thu lên tới 6.700 tỷ đồng nhờ tiêu thụ loại sữa bột giả Hiup, chủ yếu thông qua chiến lược tiếp thị rầm rộ trên mạng xã hội và sử dụng người nổi tiếng, KOLs để quảng bá sản phẩm.

Từ ước mơ kỳ lân nông nghiệp đến “ông trùm” sữa giả

Quay trở lại với Hoàng Quang Thịnh (sinh năm 1995) – “ông trùm” của hệ sinh thái sữa giả.

Trước khi vướng vòng lao lý, Thịnh từng là biểu tượng của thế hệ startup trẻ với khát vọng lớn. Khi mới 23 tuổi, Chủ tịch HĐQT Z Holding đã quyết định cầm cố sổ đỏ để vay 2 tỷ đồng, bắt đầu hành trình khởi nghiệp bằng việc thành lập nền tảng thương mại điện tử F99 vào năm 2019.


Hoàng Quang Thịnh từng đặt nhiều tâm huyết và tham vọng với startup nông nghiệp. Ảnh: F99.

F99 hướng đến mục tiêu đưa trái cây từ nông trại đến tay người tiêu dùng, cắt giảm trung gian và hỗ trợ nông dân làm giàu.

Năm 2020, F99 gọi vốn thành công 20 tỷ đồng từ quỹ Do Ventures dưới sự dẫn dắt của ông Dũng Nguyễn (Shark Dzung) và bà Lê Hoàng Uyên Vy.

Thời điểm đó, startup này đạt mức tăng trưởng doanh thu 3.600%, có lãi và nhanh chóng trở thành một “hiện tượng” trong giới khởi nghiệp công nghệ.

Thịnh từng công khai chia sẻ tham vọng đưa F99 trở thành “unicorn” – kỳ lân công nghệ đầu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam.

Tuy nhiên, con đường của F99 không hề bằng phẳng. Mô hình bán lẻ trên app (B2C) tốn kém và đốt tiền trong khi sự trung thành của khách hàng không cao. Điều này đã dẫn đến một bước chuyển đổi chiến lược sang mô hình bán buôn F99 Shop (B2B), tập trung vào các cửa hàng trái cây nhỏ lẻ.

Từ khởi điểm với khát vọng giúp đỡ người nông dân, Hoàng Quang Thịnh đã chuyển hướng và đứng đầu một hệ sinh thái làm giả chính những sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Diệu Thanh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Dầu giảm giá của Nga không còn là “món hời” đối với Ấn Độ

Khoảng chênh lệch giá từng khiến dầu Urals của Nga trở thành lựa chọn hàng đầu cho các nhà máy lọc dầu Ấn Độ hiện đang nhanh chóng thu hẹp.

Tiếp tục đọc

Vừa tất toán một lô trái phiếu, công ty du lịch tại Phú Quốc lại ‘hút’ 2.400 tỷ đồng từ kênh này

Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc vừa tất toán và phát hành 2.400 tỷ đồng trái phiếu cùng trong ngày 27/6/2025.

Tiếp tục đọc

BRICS ‘dậm chân tại chỗ’ trong kế hoạch về đồng tiền tệ chung, thừa nhận tiến độ triển khai ‘cực kỳ chậm’ dù đồng USD đang yếu đi

Tại hội nghị khai mạc ở Brazil hôm Chủ nhật vừa qua, các quốc gia BRICS một lần nữa không đạt được bước tiến đáng kể nào trong việc thiết lập hệ thống thanh toán xuyên biên giới phục vụ thương mại và đầu tư - sáng kiến đã được thảo luận suốt cả thập kỷ qua.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay