Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc

Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc

 Chính quyền trung ương Trung Quốc đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”.

Quang cảnh cảng hàng hóa ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 26/4/2020. Ảnh: THX/ TTXVN

Khủng hoảng tài chính đã lan từ các vùng nghèo sang cả các tỉnh giàu có của Trung Quốc, đe dọa khả năng duy trì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có quy mô lên tới 18.000 tỷ USD. Để giải quyết vấn đề, chính quyền trung ương đã tung ra gói cứu trợ 10.000 tỷ NDT nhằm giúp các chính quyền địa phương tái cơ cấu nợ “ẩn”. Mục tiêu là giải phóng nguồn vốn để trả lương, thanh toán nợ doanh nghiệp và đầu tư vào các dự án mới – những bước quan trọng để hồi sinh nền kinh tế. Tuy nhiên điều này không hề dễ dàng.

*Sức ép lên các thành phố giàu có

Chỉ một năm trước, các tỉnh giàu như Chiết Giang được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn quốc. Nhưng đến tháng 9/2024, khi các kế hoạch kích thích kinh tế bắt đầu được triển khai, các quan chức tại tỉnh duyên hải lớn này đã cảnh báo rằng họ khó có thể đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khi nguồn thu từ thuế và bán đất lao dốc, còn chi phí lãi vay tăng.
Sự suy giảm này lan rộng, không còn phân biệt giữa các khu vực giàu hay nghèo. Một dấu hiệu đáng lo ngại là trong chín tháng kể từ đầu năm, Quảng Đông – một trung tâm kinh tế lớn ở phía Nam Trung Quốc – đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ đại dịch COVID-19.
Tại Tô Châu, thành phố giàu có ở tỉnh Giang Tô, tình trạng tương tự cũng diễn ra. Các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng sụt giảm mạnh, với chi tiêu giảm 17% trong năm nay, sau khi giảm 10% vào năm 2023. Chính quyền địa phương đã cắt giảm lương thưởng và hạn chế chi tiêu cho các dịch vụ công. Các cửa hàng giảm giá sâu, người lao động than phiền về mức lương thấp, và các dự án cơ sở hạ tầng bị trì hoãn do thiếu ngân sách.
Một nhân viên vệ sinh tại thành phố này nói rằng bà phải quay lại làm việc sau khi nghỉ hưu vì không đủ sống với mức lương hưu hơn 1.000 NDT mỗi tháng. Bà chia sẻ: “Ngay cả với thu nhập thêm, tôi cũng chỉ đủ chi trả các nhu cầu thiết yếu”. Nhiều người lao động ở Tô Châu lo lắng về triển vọng kinh tế, đặc biệt là trước nguy cơ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung lại nóng lên.

Chặng đường phục hồi gian nan của kinh tế Trung Quốc. Ảnh: TTXVN phát

*Nỗ lực và kỳ vọng

Chính phủ Trung Quốc đang kỳ vọng vào gói tái cơ cấu nợ để giải quyết khủng hoảng, nhưng nhiều người hoài nghi về hiệu quả của chương trình này, đặc biệt là khi tham nhũng và sự trì trệ của các chính quyền địa phương vẫn là vấn đề nan giải.

Chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ thực hiện nhiều biện pháp hơn trong năm tới, với mục tiêu nâng thâm hụt ngân sách thêm 1% GDP để tăng chi tiêu. Mặc dù nguồn tài trợ ngày càng ít đi đang cản trở các hoạt động đầu tư mới, nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất cản trở các quan chức theo đuổi kỳ vọng tăng trưởng. Người dân Trung Quốc đang dần nhận ra rằng sự ổn định lâu dài của kinh tế địa phương sẽ phụ thuộc vào các chính sách mới từ Chính phủ và cách chúng được thực thi.

Minh Trang-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Dragon Capital chỉ ra bốn tập đoàn tư nhân tiêu biểu được giao phó các sứ mệnh quốc gia

Những tập đoàn tư nhân lớn như Hòa Phát, Vingroup hay FPT tiếp tục được kỳ vọng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hệ sinh thái doanh nghiệp và tạo động lực lan tỏa.

Tiếp tục đọc

VPL: TGĐ Đặng Thanh Thuỷ tiết lộ ‘thiên thời – địa lợi – nhân hoà’ của Vinpearl, khai màn làn sóng IPO tỷ đô cho chứng khoán Việt

Đình đám với mô hình hệ sinh thái nghỉ dưỡng – vui chơi giải trí quy mô hàng đầu khu vực hay tạo nên dấu ấn với đại nhạc hội vươn tầm quốc tế - 8Wonder, Vinpearl năm 2025 lại tạo ra thêm một ‘sự kiện bom tấn’, lần này là trên thị trường chứng khoán.

Tiếp tục đọc

Ngân hàng SCB còn bao nhiêu phòng giao dịch?

Tính từ tháng 6/2023 đến nay, từ 207 phòng giao dịch ở khắp cả nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chỉ còn 54 phòng giao dịch ở 20 tỉnh, thành.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay