Chủ đầu tư dự án Palm City chi 2.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Chủ đầu tư dự án Palm City chi 2.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc- chủ đầu tư dự án Palm City vừa chi 2.000 tỷ đồng để mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu mã NRCCH2125001 và NRCCH2226001.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc vừa có văn bản công bố thông tin về kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.

Theo đó, ngày 9/5/2025, Nam Rạch Chiếc đã chi 1.300 tỷ đồng để mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã NRCCH2125001 trước hạn.

Được biết, lô trái phiếu này được phát hành từ ngày 10/12/2021, gồm 1,3 triệu trái phiếu, tổng giá trị phát hành 1.300 tỷ đồng. Với kỳ hạn 48 tháng, lô trái phiếu dự kiến đáo hạn ngày 10/12/2025.

Tuy nhiên, được sự chấp thuận từ trái chủ, Nam Rạch Chiếc đã kéo dài kỳ hạn của lô trái phiếu từ 48 tháng lên 72 tháng kể từ ngày phát hành, ngày đáo hạn mới là 10/12/2027.

Cũng trong ngày 9/5/2025, Nam Rạch Chiếc đã mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã NRCCH2226001. Được biết, lô trái phiếu này có tổng giá trị phát hành 700 tỷ đồng, được phát hành từ ngày 26/1/2022. Với kỳ hạn 48 tháng, lô trái phiếu dự kiến đáo hạn ngày 26/1/2026.

Phân khu Palm Residence thuộc dự án Palm City

Tuy nhiên, sau đó doanh nghiệp cũng đã được người sở hữu trái phiếu chấp thuận cho kéo dài kỳ hạn của lô trái phiếu này từ 48 tháng lên 72 tháng, ngày đáo hạn mới là 26/1/2028.

Trong năm 2024, Nam Rạch Chiếc đã thực hiện thanh toán hơn 148,9 tỷ đồng tiền lãi cho hai lô trái phiếu nêu trên.

Về tình hình kinh doanh, theo công bố thông tin về tình hình tài chính năm 2024, Nam Rạch Chiếc ghi nhận lỗ ròng gần 33,3 tỷ đồng, trong khi năm 2023 doanh nghiệp vẫn báo lãi hơn 29,8 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2024, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang ở mức gần 595,4 tỷ đồng, giảm 5,3% so với cùng kỳ. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu so với năm 2023 tăng từ 3,71 lần lên mức 4,07 lần, tương đương tổng nợ phải trả ở mức hơn 2.421,4 tỷ đồng.

Trong đó, nợ vay từ phát hành trái phiếu 2.000 ỷ đồng, còn lạ hơn 421,4 tỷ đồng là khoản nợ phải trả khác. Trong kỳ doanh nghiệp không ghi nhận nợ vay từ ngân hàng.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc được thành lập ngày 25/11/2008; địa chỉ tại Saigon Centre tháp 2, P.26-03, đường Lê Lợi, phường Bến Nghé, Quận 1.

Đây là công ty liên danh được lập ra bởi ba bên gồm Keppel Land (công ty con của Tập đoàn Keppel), CTCP Bất động sản Tiến Phước và Công ty Trần Thái. Trong đó, Tập đoàn Keppel sở hữu 42% vốn thông qua tổ chức là Công ty Flemmington Investments Pte Ltd, còn Tiến Phước nắm 38%, Trần Thái 20%.

Bộ ba liên danh kể trên bắt tay nhau thực hiện dự án Palm City, khu đô thị mới rộng 30,2 ha nằm dọc theo bờ sông Giồng Ông Tố và Mương Kinh tại TP. Thủ Đức (quận 2 cũ), TP.HCM. Đây là dự án đối ứng thuộc dự án BT Khu tái định cư An Phú – Bình Khánh với 1.844 căn hộ thuộc Khu tái định cư Thủ Thiêm.

Theo giới thiệu, Palm City được phát triển thành nhiều giai đoạn bao gồm tổ hợp khu dân cư nhà thấp tầng, nhà phố thương mại – Palm Residence; căn hộ cao tầng và các toàn nhà văn phòng, trung tâm mua sắm cùng các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại – Palm Heights.

Tháng 3/2022, Keppel Land tuyên bố thoái toàn bộ 100% vốn tại Flemmington Investments Pte Ltd với giá trị 98,6 triệu USD, qua đó chính thức rút khỏi dự án Palm City.

Từ tháng 10/2023, Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật Nam Rạch Chiếc được thay đổi từ ông Lim Jean Loong (Phó Tổng Giám đốc Keppel Land) sang bà Lê Thị Minh Tâm.

Đến tháng 6/2024, Nam Rạch Chiếc có vốn điều lệ 627 tỷ đồng. Trong số các cổ đông lúc này, thay thế Tiến Phước là một thành viên khác cùng hệ sinh thái có tên Công ty TNHH The Cielo Dragon nắm 38%. Bên cạnh đó, Công ty Flemmington Investments Pte Ltd nắm 42%, CTCP Bất động sản CHD nắm 18% và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái nắm 2%.

Tuy nhiên, theo công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất ngày 4/3/2025, cơ cấu cổ đông của công ty tiếp tục có dự thay đổi. Thay thế vị trí của Công ty Flemmington Investments Pte Ltd là Công ty Cổ phần Gateway Thủ Thiêm nắm 42% vốn điều lệ của Nam Rạch Chiếc. Còn lại các cổ đông khác gồm Công ty TNHH The Cielo Dragon vẫn nắm giữ 38% vốn, CTCP Bất động sản CHD nắm 18% và Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái nắm 2%.

Cũng tại thời điểm này, ông Đào Duy Hải (SN 1982) trở thành Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Nam Rạch Chiếc thay bà Lê Thị Minh Tâm.

PV-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Nới cơ chế cho bất động sản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tại phiên thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn TP Hà Nội) - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ thị trường bất động sản nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn tới.

Tiếp tục đọc

“Tị nạn ở Harvard”: Du học sinh Trung Quốc như ngồi trên đống lửa sau lệnh cấm của ông Trump, “kế hoạch” cuộc đời bị đảo lộn

Nhiều sinh viên Trung Quốc tại Harvard lo ngại mất đi cơ hội học tập và nghề nghiệp sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm trường đại học danh giá này tuyển sinh viên quốc tế.

Tiếp tục đọc

Bị chặn khỏi hệ thống tài chính phương Tây, quốc gia sở hữu ‘kho báu’ trị giá 1 nghìn tỷ USD tìm cách giao thương với 2 nước chủ chốt BRICS bằng nội tệ, thúc đẩy xu hướng phi đô la hóa

Chính quyền Taliban đang thảo luận về thanh toán bằng nội tệ với Nga và Trung Quốc trong bối cảnh Afghanistan bị chặn khỏi hệ thống ngân hàng toàn cầu do lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay