Chuỗi nhà thuốc Trung Sơn Pharma về tay người Hàn: ‘chơi lớn’ với kế hoạch tăng 2,3 lần số cửa hàng, lên tương đương An Khang của Thế giới di động

Chuỗi nhà thuốc Trung Sơn Pharma về tay người Hàn: ‘chơi lớn’ với kế hoạch tăng 2,3 lần số cửa hàng, lên tương đương An Khang của Thế giới di động

Trung Sơn Pharma vừa được Tập đoàn Hàn Quốc (Dongwha Pharm) chi gần 30 triệu USD để mua lại 51% cổ phần, dự kiến sẽ “chơi lớn” từ năm 2025.

“Dự báo từ năm 2025, tốc độ mở rộng của các chuỗi nhà thuốc tại Việt Nam sẽ lên đến 15-20% số cửa hàng/năm. Đây sẽ làm năm chứng kiến cuộc đua ngày càng quyết liệt của các chuỗi nhà thuốc”, chia sẻ đáng chú ý của Chuyên gia thị trường của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tại hội thảo mới đây.

Thực tế, cuộc đua của mảng dược 2 năm trở lại đây là điểm nổi bật trên thị trường bán lẻ Việt. Tính đến hiện tại, chuỗi FPT Long Châu đạt khoảng 2.000 nhà thuốc trên 63 tỉnh thành, Pharmacity sau khi tái cấu trúc đang tiến sát mốc 1.000 cửa hàng. An Khang Pharmacy tạm dừng ở mốc 326 nhà thuốc, Trung Sơn Pharma đạt 200 cửa hàng (chủ yếu ở khu vực miền Tây).

Trong đó, Trung Sơn Pharma vừa được Tập đoàn Hàn Quốc (Dongwha Pharm) chi gần 30 triệu USD để mua lại 51% cổ phần, dự kiến sẽ “chơi lớn” từ năm 2025.

Chính thức rót vốn hồi tháng 8/2024, chỉ sau chưa đầy 4 tháng, Trung Sơn đã mở mới 60 nhà thuốc (tương đương mức tăng trưởng 43% về quy mô). Theo kế hoạch đề ra, Trung Sơn dự kiến tăng quy mô lên 460 cửa hàng trong năm sau – tức gấp 2,3 lần hiện tại và tương đương An Khang của Thế giới di động.

Chưa kể, ở động thái mới nhất, cựu sáng lập của Pharmacity – ông Chris Blank – vừa quay lại thị trường với nhà thuốc mới mang tên Phượng Hoàng.

“Có thể nói cuộc chiến bán lẻ dược phẩm là một trong những cuộc chiến trực diện nhất, các bên không ngại mở sát cạnh nhà thuốc truyền thống. Bên cạnh các cửa hàng vật lý, nhiều dịch vụ mà không tưởng tượng được đã và đang mở ra. Đơn cử, nếu chuỗi Pharmacity khi khách hàng đi vào có dịch vụ đo huyết áp miễn phí tại quầy, thì chuỗi Long Châu có livestream mời bác sĩ danh tiếng chia sẻ về căn bệnh phổ biến như đái tháo đường…”, chuyên gia nhận định.

Ảnh: Số liệu tổng hợp từ Website các nhà thuốc. 

Dù vậy, vị này cũng cho biết dù tăng tốc mở mới, song các bên sẽ không mở tràn lan mà sẽ đi theo chiến lược rõ ràng, mà cụ thể là tập trung vào lợi nhuận.

Hiện, duy nhất chuỗi FPT Long Châu tìm được mô hình phù hợp cho nhân rộng cửa hàng và đã có lợi nhuận. Theo BCTC hợp nhất soát xét bán niên năm 2024 của FPT Retail (mã chứng khoán: FRT), lợi nhuận trước thuế, lãu vay và khấu hao tài sản cố định (EBTDA) của Long Châu đạt mức 491 tỷ đồng.

Có thể nói, Pharmacity cùng Long Châu và An Khang là ba “tay chơi” nổi bật nhất trên cuộc chiến offline. Trong đó, Pharmacity ra đời vào năm 2011, với nguồn lực mạnh đã sớm dẫn đầu về quy mô và có lúc gần như không có đối thủ. Dưới trướng nhà sáng lập Chris Blank, Pharmacity gây chú ý khi tuyên bố tham vọng lớn với 5.000 nhà thuốc trên toàn quốc vào năm 2025, nâng doanh thu lên hơn 3 tỷ USD. Dù vậy, những năm trở lại đây, đi cùng với biến động ghế CEO, Pharmacity đã tỏ ra hụt hơi trong cuộc đua, và bị Long Châu bỏ xa.

Ngược lại, sự theo đuổi miệt mài từ những ngày đầu đã giúp FPT Long Châu hái quả ngọt, thậm chí còn đang đóng góp chính tăng trưởng cho công ty mẹ.

Còn An Khang, 2 lần tuyên bố tham vọng lớn nhưng cuối năm 2023, ban lãnh đạo Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) lần nữa chọn dừng lại và tập trung tái cấu trúc, sau khi chuỗi đạt đỉnh gần 540 nhà thuốc vào tháng 6/2023 và 4 năm thua lỗ liên tiếp.

Về thị trường dược phẩm Việt Nam, được đánh giá rất tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ, thu nhập tăng và các nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ cũng tăng. Đặc biệt, thị trường bùnh nổ sau đại dịch Covid-19: Đây cũng là thời điểm kênh bán lẻ thuốc không kê đơn (OTC) phát triển mạnh mẽ, với sự mở rộng nhanh chóng của nhiều chuỗi nhà thuốc lớn.

Theo công ty nghiên cứu thị trường BMI, doanh thu từ thị trường bán lẻ dược phẩm Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD vào năm 2021 lên 16,1 tỷ USD vào năm 2026. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng này, thị trường dược phẩm được coi là một “miếng bánh” hấp dẫn đối với bất kỳ chuỗi nhà thuốc nào.

Thương vụ Dongwha Pharm (Hàn Quốc) mua lại 51% cổ phần của chuỗi Trung Sơn Pharma vào năm ngoái là một minh chứng rõ nét. Theo Dongwha Pharm, đây là bước đi chiến lược để mở rộng sự hiện diện của họ tại thị trường dược phẩm và làm đẹp Đông Nam Á.

Tri Túc-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

7 đại gia Việt ‘đối đầu’ tại dự án mở rộng cao tốc Bắc – Nam phía Đông: Xuân Trường vừa “nhập cuộc” với đề xuất đầu tư 60.000 tỷ đồng

Hiện có 7 nhà đầu tư trong nước bao gồm Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Sơn Hải, Công ty Xây dựng Giao thông Phương Thành, VIDIFI, VEC, CTCP Rạng Đông và Xuân Trường đề xuất tham gia đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ 2 - 4 làn xe lên 6 làn xe theo phương thức PPP.

Tiếp tục đọc

FIDT và VPBankS hợp tác chiến lược, mở rộng năng lực phục vụ nhu cầu quản lý tài sản của người Việt

FIDT và VPBankS sẽ tập trung phối hợp khai thác thế mạnh dịch vụ - sản phẩm và nền tảng công nghệ của mỗi bên nhằm gia tăng trải nghiệm và hiệu quả đầu tư cho khách hàng, đồng thời đồng hành trong các hoạt động đào tạo và phát triển chuyên môn tư vấn tài chính cá nhân tại Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Hạn chế trong thẩm định cho vay, giám sát sau cho vay tại MB Lạng Sơn

Theo kết quả thanh tra, MB Lạng Sơn còn một số tồn tại, hạn chế về thẩm định cho vay, kiểm tra giám sát sau khi cho vay, định giá tài sản bảo đảm,...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay