Chuyển đổi các khu công nghiệp thông thường sang khu công nghiệp xanh là hướng phát triển tất yếu

Chuyển đổi các khu công nghiệp thông thường sang khu công nghiệp xanh là hướng phát triển tất yếu

Hệ thống các khu công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của nhiều địa phương. Tuy nhiên, việc chuyển đổi các khu công nghiệp thông thường sang khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái là hướng phát triển tất yếu.

Hiện nay, cả nước có 436 khu công nghiệp (KCN) đã được thành lập, với tổng diện tích 133,2 nghìn ha. Trong đó, 301 KCN đi vào hoạt động, với tổng diện tích là 92,2 nghìn ha. 

Trong thời gian qua, hệ thống các KCN đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội của nhiều địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, đặc biệt là việc thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng Xanh, các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs 2030), Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (COP 26) … việc chuyển đổi các khu công nghiệp thông thường sang khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái là hướng phát triển tất yếu.

Thực tế cũng cho thấy, các khu công nghiệp phát triển theo hướng bền vững, đang trở thành tiêu chí lựa chọn của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với mục tiêu phát triển bền vững, lợi ích kinh tế song hành trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Làn sóng FDI thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, xu hướng thu hút FDI trên thế giới đang thay đổi theo hướng xanh, bền vững, công nghệ cao, công nghệ mới.

TS Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Liên chi hội tài chính khu công nghiệp Việt Nam. (Ảnh: BTC)

Sự dịch chuyển này đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam thu hút vốn FDI chất lượng đòi hỏi phải xây dựng KCN sinh thái và các khu công nghiệp hiện có phải chuyển từ KCN từ dạng truyền thống sang KCN xanh – KCN sinh thái.  

Tại Diễn đàn “Giải pháp xanh toàn diện khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư vào tỉnh Vĩnh Phúc” diễn ra vào ngày 9/12, TS Phan Hữu Thắng, Chủ tịch Liên chi hội tài chính khu công nghiệp Việt Nam (VIPFA) đã dự báo về sự xuất hiện của làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang kéo theo nhu cầu lớn về thuê mặt bằng trong các KCN.

Theo TS Phan Hữu Thắng, trong giai đoạn phát triển mới của kinh tế toàn cầu, phát triển xanh là yêu cầu bắt buộc với mọi quốc gia, không riêng gì Việt Nam. Hành động này để đảm bảo có được sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, được gìn giữ.  

“Để đạt được mục tiêu này, tất cả các thành phần kinh tế – xã hội, nhà cầm quyền, các địa phương, các tổ chức xã hội phải có các chương trình hành động cụ thể, thiết thực trong thực hiện trách nhiệm của từng đơn vị để đóng góp vào sự phát triển bền vững hiệu quả kinh tế – xã hội đất nước, nhất là đối với hệ thống các KCN Việt Nam hiện nay”, ông Thắng nói.

Trong khi đó, ông Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Trước xu hướng phát triển bền vững và tăng trưởng xanh là xu thế bao trùm trên thế giới và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn hiện nay, việc định hướng đầu tư phát triển KCN đạt hiệu quả cao và hướng tới phát triển bền vững là một trong những yêu cầu mang tính cấp thiết cần phải được đặt lên hàng đầu tại Vĩnh Phúc.

Ông Trần Duy Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. (Ảnh: BTC)

Theo ông Trần Duy Đông, tỉnh đã xác định doanh nghiệp là động lực quan trọng để phát triển; thành công của doanh nghiệp cũng chính là thành công của tỉnh; nhà đầu tư vào tỉnh là công dân của tỉnh; các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân phải có trách nhiệm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển.

“Để làm được điều đó, Vĩnh Phúc không chỉ tập trung tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trên cả 3 phương diện (kinh tế, xã hội, môi trường) mà còn rất cần sự nghiên cứu, tìm tòi để xây dựng mô hình KCN phù hợp với địa phương gắn liền với bối cảnh, yêu cầu của thời kỳ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội mới, thời kỳ phát triển bền vững”, ông Đông nhấn mạnh.

Định Trần-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

OPEC+ lục đục: Nga và một quốc gia đang cân nhắc gia nhập BRICS bất ngờ mâu thuẫn, đẩy “quyền lực thống trị giá dầu” vào tình cảnh mông lung

Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, những căng thẳng giữa Saudi Arabia và Nga, hai thành viên chủ chốt của liên minh OPEC+, đang đẩy tổ chức này vào trạng thái bất ổn.

Tiếp tục đọc

Shell và Petronas tăng tốc các dự án dầu khí ngoài khơi tại Suriname

Shell dự kiến khoan 4 giếng dầu ngoài khơi vào năm 2025 tại lô 65, trong khi Petronas tìm kiếm nguồn tài nguyên khí mới tại lô 52 ở Suriname, nhấn mạnh tiềm năng năng lượng của quốc gia này.

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp vận tải ‘đón đầu’ xu hướng giao thông xanh

Nhiều doanh nghiệp vận tải taxi ở miền Trung - Tây Nguyên đã chuyển đổi từ xe chạy xăng truyền thống sang sử dụng xe điện. Bình Định cũng là địa phương tiên phong phát triển giao thông xanh, hỗ trợ các hãng taxi chuyển đổi.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay