Chuyện gì đang xảy ra với lạm phát của Nga?

Chuyện gì đang xảy ra với lạm phát của Nga?

Tình trạng lạm phát tại Nga đang tăng cao đến mức báo động, bất chấp mọi nỗ lực của Ngân hàng Trung ương.

Tại cuộc họp cuối cùng trong năm vừa diễn ra gần đây, Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đã quyết định không tăng lãi suất chiết khấu, diễn biến trên khiến nhiều nhà phân tích bối rối, bởi quyết định này là khá bất ngờ trong bối cảnh lạm phát tiếp tục gia tăng.

Theo ghi nhận, tỷ lệ lạm phát cơ bản hiện đã ở mức cao – lên đến 21%, điều này đã bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế Nga.

Trong bối cảnh đó, một số nhà phân tích thậm chí còn dự đoán một cuộc suy thoái mà theo quan điểm của họ, có thể bắt đầu vào năm tới.

Ngược lại, câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ đó là tại sao việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian dài như vậy của Ngân hàng Trung ương Nga không mang lại kết quả rõ ràng nào?

Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga đang bất lực trong việc kiềm chế lạm phát.

Trước tình hình trên, chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Tài chính Quốc tế – ông Vladimir Rozhankovsky đã lên tiếng và đưa ra nhận xét của mình về những gì đang xảy ra.

Theo ông Rozhankovsky, việc tăng lãi suất nhằm nâng cao sức hấp dẫn của đồng tiền quốc gia so với các ngoại tệ khác (bao gồm cả đồng đô la Mỹ). Tình trạng này thu hút các nhà đầu tư, cung cấp thêm dòng vốn vào nền kinh tế đất nước.

Đổi lại, nước Nga ngày nay đang ở trong cái gọi là “sự cô lập về kinh tế”. Sự gia tăng nguồn cung mà người đứng đầu Ngân hàng Trung ương – bà Nabiullina đang nói đến trên thực tế là không thể, vì lý do đồng rúp hiện tồn tại trong một hệ thống khép kín.

Kết quả là phần lớn nguồn cung tiền được thực hiện thông qua tiêu dùng, điều này chỉ làm tăng lạm phát, và một phần khác đi vào tiền gửi trong ngân hàng chứ không chảy vào các lĩnh vực thực của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán.

Trong bối cảnh đó, nguồn cung tiền từ tiền gửi với lãi suất cao ngày càng lớn, trong khi nguồn cung hàng hóa không thể tăng do gặp khó khăn trong việc mở rộng năng lực hiện có, bao gồm cả nguyên nhân từ các khoản vay “đắt tiền” càng khiến lạm phát tại Nga tăng mạnh, đây là một vòng lặp mà Moskva phải nỗ lực tháo gỡ.

Theo Topwar

Bạch Dương

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Vietcombank – “Kết nối giá trị vững bền”

Ngày 03/01/2025, các đơn vị của Ngân hàng TCMP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức sự kiện “Kết nối giá trị vững bền”. Hoạt động này nhằm đúc kết các thành tựu và kinh nghiệm từ thực tiễn, cùng chia sẻ các giá trị cốt lõi của Vietcombank, tạo nền tảng vững chắc để Vietcombank phát triển nhanh, bền vững và toàn diện.

Tiếp tục đọc

HPG: Bàn giao căn nhà đầu tiên cho người dân xã A Lù do Hòa Phát tài trợ

Ngày 3/1/2025, căn nhà đầu tiên đã được khánh thành và bàn giao cho gia đình ông Lý A Sài, thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là căn nhà đầu tiên trong số 28 căn mà Hòa Phát hỗ trợ tái thiết xây dựng lại tại xã biên giới A Lù với mong muốn người dân có nhà ở kiên cố, ổn định cuộc sống sau cơn bão số 3 (Yagi).

Tiếp tục đọc

Dồn dập phát hành trái phiếu: Nhiều ngân hàng hút về hơn 1 tỷ USD

Một số ngân hàng có giá trị phát hành TPDN lớn nhất từ đầu năm đến nay là: ACB (36.100 tỷ đồng), HDBank (30.900 tỷ đồng), Techcombank (26.900 tỷ đồng)...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay