Chuyên gia: Chỉ cần thuế ngang bằng, đồ gỗ Việt sẽ bứt phá ở Mỹ

Chuyên gia: Chỉ cần thuế ngang bằng, đồ gỗ Việt sẽ bứt phá ở Mỹ

Chỉ cần thuế tương đương các quốc gia khác, đồ gỗ Việt Nam hoàn toàn có thể bứt phá tại thị trường Mỹ. Điều này có được nhờ lợi thế chuỗi cung ứng sản xuất tương đối hoàn chỉnh mà Việt Nam đang nắm giữ.

Khách hàng nước ngoài tham gia một hội chợ ngành gỗ tại Việt Nam – Ảnh: HAWA

Trong bối cảnh Mỹ đối mặt với lạm phát cao và nguy cơ suy thoái, các chuyên gia tài chính nhận định chính quyền Trump đang chịu áp lực lớn khi chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, thị trường tài chính sụt giảm và giá cả hàng hóa leo thang. 

Trước tình hình này, Mỹ buộc phải tìm nguồn cung thay thế Trung Quốc, mở ra cơ hội cho ngành đồ gỗ Việt Nam. Ông Trần Việt Tiến – ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.

Chuỗi cung ứng tương đối hoàn chỉnh

Mỹ hiện đối mặt với lạm phát cao, biểu tình lan rộng và bất đồng nội bộ, khiến Chính phủ phải ưu tiên ổn định giá cả để tránh làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế.

Tuy nhiên thị trường lao động Mỹ đang thiếu hụt nghiêm trọng lao động phổ thông, với tỉ lệ thất nghiệp chỉ 4,2% nhưng nguồn nhân lực phổ thông hạn chế do chính sách siết chặt nhập cư.

Đồng thời, Mỹ tập trung nguồn lực vào các ngành công nghệ cao như sản xuất chip, xe hơi, dược phẩm… là những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao thay vì sản xuất các ngành truyền thống như may mặc, da giày hay đồ gỗ.

Đây là cơ hội để ngành đồ gỗ Việt Nam khẳng định vị thế. Việt Nam sở hữu chuỗi cung ứng sản xuất tương đối hoàn chỉnh, với 50% nguyên liệu từ gỗ rừng trồng trong nước, phần còn lại nhập từ Mỹ (lợi thế xuất xứ) và các nước khác. 

Phụ liệu cơ bản phần lớn tự chủ, dù vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc với vải bọc sofa và một phần gỗ ván. 

Theo số liệu mới nhất, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất vào Mỹ năm 2024, đạt 8,8 tỉ USD. 

Trong khi đó, Trung Quốc (5 tỉ USD, đang chịu thuế cao), Mexico (gần 3 tỉ USD, mạnh về sản phẩm chất mộc và nội thất ngoài trời), Canada (chuyên dòng cao cấp), Indonesia (nội thất gỗ teak ngoài trời), Malaysia và Thái Lan (mạnh về gỗ cao su, thiết kế tốt nhưng quy mô nhỏ). 

Doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế với sản phẩm đa dạng, chi phí cạnh tranh, năng lực sản xuất lớn, khả năng OEM/ODM linh hoạt và tuân thủ tốt tiêu chuẩn gỗ hợp pháp.

Nếu thuế suất áp lên đồ gỗ Việt Nam được giữ tương đương với các quốc gia khác, ngành gỗ Việt có thể bứt phá mạnh mẽ, đặc biệt khi Trung Quốc bị áp thuế cao và chuỗi cung ứng toàn cầu đang tìm nguồn thay thế ổn định.

Cân nhắc bán trực tiếp 

Trước sự bất định và biến động nhanh chóng của thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro, xây dựng chuỗi giá trị bền vững, từ khâu trồng rừng, chế biến đến phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Úc và Trung Đông.

Việc lệ thuộc vào đơn hàng FOB khiến doanh nghiệp dễ gặp rủi ro khi thuế suất biến động. Thay vào đó, chuyển sang mô hình B2C/D2C, bán trực tiếp hoặc hợp tác với đối tác bản địa để tiếp cận người tiêu dùng qua các nền tảng như Amazon, Wayfair, Walmart sẽ giúp doanh nghiệp hấp thụ mức thuế tăng mà vẫn giữ giá cạnh tranh. 

Chẳng hạn, một sản phẩm FOB 100 USD thường được bán lẻ tại Mỹ với giá 300 – 400 USD; nếu chịu thuế 46 USD nhưng áp dụng B2C/D2C, doanh nghiệp vẫn có thể bảo đảm lợi nhuận và duy trì thị phần.

Để tăng khả năng chống chịu, Việt Nam cần thúc đẩy nhiều doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi phân phối. Với sự chuẩn bị kỹ càng, ngành gỗ và nội thất Việt Nam có tiềm năng trở thành nguồn cung chiến lược, ổn định cho thị trường Mỹ trong những năm tới.

HỒNG PHÚC

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Vietcombank bơm thêm gần 28.000 tỉ đồng vốn điều lệ, vượt xa BIDV và VietinBank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank – mã VCB) vừa công bố thông tin bất thường về việc sửa đổi nội dung vốn điều lệ tại Điều lệ ngân hàng.

Tiếp tục đọc

VCB: Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt sửa đổi vốn điều lệ tại Điều lệ VCB 2025

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam công bố Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt sửa đổi vốn điều lệ tại Điều lệ VCB 2025 như sau:

Tiếp tục đọc

HPG: Sếp Hòa Phát muốn “sang tay” số cổ phiếu HPG trị giá 220 tỷ cho người nhà

Hòa Phát mới đây đã công bố nghị quyết HĐQT về việc triển khai chi tiết phương án chi trả cổ tức năm 2024, với tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu, dự kiến thực hiện trong tháng 5.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay