Chuyên gia, nhà đầu tư lạc quan về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam

Chuyên gia, nhà đầu tư lạc quan về tăng trưởng của kinh tế Việt Nam

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2025 mà Chính phủ đặt ra phản ánh sự tự tin của Chính phủ và niềm tin vào tiềm năng của bản thân nội tại nền kinh tế Việt Nam. Nhiều tổ chức, nhà quan sát quốc tế cũng như các nhà đầu tư nước ngoài đều chia sẻ sự lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm tới.

Nguồn: NIELSELQ. Đồ họa: Văn Chung

Nhiều tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam

Giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong năm 2024, Việt Nam phải đối mặt với những thách thức liên quan đến căng thẳng địa chính trị quốc tế và dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu và thiên tai. Bất chấp những khó khăn này, nền kinh tế Việt Nam đã chứng minh được khả năng phục hồi, tiếp tục xu hướng tăng trưởng và phát triển dài hạn, đồng thời đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số tất cả các nền kinh tế ở Đông Á, với mức tăng trưởng GDP quý III/2024 đạt 7,4%.

Kết quả này được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, liên tục điều chỉnh dự báo tăng trưởng Việt Nam theo hướng ngày càng tích cực hơn. IMF đánh giá, Việt Nam là một trong những nước tăng trưởng cao nhất thế giới, xuất khẩu mạnh, thu hút FDI tốt; quy mô xuất khẩu hàng hóa đứng thứ 23 thế giới, nhập khẩu thứ 22 thế giới.

Trong báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 11/12, ADB đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên mức 6,4%, tăng so với dự báo 6% trước đó. Việc điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng cho Việt Nam, theo ADB là do hoạt động thương mại mạnh hơn dự kiến, sản xuất chế biến chế tạo hàng xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ, và việc tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trước đó, vào tháng 10, Standard Chartered đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,8%, so với dự báo 6% trước đó. Còn HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,5% trước đó lên mức 7%.

Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, TS. Andrea Coppola- chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, năm 2024, Việt Nam đã tận dụng thành công các công cụ chính sách tiền tệ và tài khóa để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời hỗ trợ phục hồi dần nhu cầu trong nước. Ông cũng đánh giá cao những nỗ lực liên tục nhằm củng cố môi trường kinh doanh bằng cách đơn giản hóa các quy định và coi đây là chìa khóa để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân Việt Nam.

Hứa hẹn nhiều triển vọng trong năm 2025

Với đà tăng trưởng tích cực của năm 2024, triển vọng kinh tế Việt Nam vào năm 2025 được nhiều chuyên gia đánh giá là khá lạc quan. Theo ông Nguyễn Bá Hùng – Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, triển vọng của kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn là rất tích cực. Ổn định vĩ mô được tiếp tục duy trì, lạm phát và tỷ giá ổn định, nợ công/GDP thấp tạo dư địa tài khóa cho Chính phủ có thể tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ tăng trưởng tốt hơn.

Mục tiêu tăng trưởng 2025 từ 6,5 – 7%

Xác định năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,5 – 7%, phấn đấu khoảng 7 – 7,5% trong bối cảnh, tình hình thuận lợi hơn.

Trả lời phóng viên TBTCVN về mục tiêu tăng trưởng 2025, ông Jonathan London – Cố vấn kinh tế của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đặt ra phản ánh sự tự tin của Chính phủ và niềm tin vào tiềm năng của Việt Nam trong bối cảnh cuối năm 2024.

Tuy nhiên, mục tiêu này có khả thi hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Việt Nam, đặc biệt là tình hình thương mại toàn cầu và nhu cầu tổng hợp trong bối cảnh phức tạp hiện nay. “Nếu các xu hướng tích cực từ năm 2024 tiếp tục và nếu Chính phủ Việt Nam gửi đi các tín hiệu rõ ràng, thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% vẫn nằm trong tầm tay”- ông Jonathan London khẳng định.

Cùng với đánh giá tích cực của các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp cũng bày tỏ tin tưởng và đánh giá cao về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Điển hình như sự kiện ký kết giữa Chính phủ và Tập đoàn NVIDIA gần đây.

Theo Khảo sát AHK World Business Outlook mùa Thu 2024 được Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam (AHK Việt Nam) công bố ngày 11/12, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng chậm nhưng ổn định, trong bối cảnh đầy thách thức và bất định. Dù vậy, các doanh nghiệp Đức vẫn lạc quan về thị trường Việt Nam. Khảo sát nhấn mạnh sự tự tin của các nhà đầu tư Đức vào hiệu quả kinh doanh và sự phát triển kinh tế vĩ mô mạnh mẽ của Việt Nam, củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến đầu tư hàng đầu.

Theo đó, có tới 81% doanh nghiệp Đức tham gia khảo sát bày tỏ sự hài lòng với hoạt động hiện tại, 50% kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh, 35% có kế hoạch tăng đầu tư tại Việt Nam (tăng so với 24% vào mùa xuân 2024), và 35% dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng trong 12 tháng tới. Ngoài ra, 54% doanh nghiệp tin tưởng vào tốc độ phát triển ổn định của Việt Nam, 54% có kế hoạch giữ nguyên quy mô lao động và 35% dự định tuyển thêm nhân sự trong năm tới… Những điều này cho thấy, doanh nghiệp đã khôi phục niềm tin vào triển vọng tăng trưởng, cam kết đầu tư và gắn bó lâu dài, đồng hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

TS. NGUYỄN TRÍ HIẾU – VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VÀ BẤT ĐỘNG SẢN TOÀN CẦU:

Việt Nam phải tiếp tục thích ứng với chuyển động của kinh tế thế giới

Năm 2024 chứng kiến nhiều biến động toàn cầu, tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Dẫu vậy, chúng ta vẫn giữ được một số điểm sáng, như kiểm soát được lạm phát ở mức khả quan, đầu tư nước ngoài và xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trong năm 2024. Chính phủ cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao. Năm 2025, Việt Nam có cơ hội đón nhận dòng vốn đầu tư từ các công ty Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và bán dẫn. Điều này có thể thúc đẩy quá trình hiện đại hóa công nghiệp.

Bên cạnh đó, châu Âu – thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam – cũng mang lại cơ hội lớn. Nhiều hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người dân châu Âu và giá rẻ so với hàng sản xuất nội địa tại châu Âu và do đó, đây vẫn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam sau Hoa Kỳ.

Về nội tại, Việt Nam đang trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế, tạo nền tảng để cho một giai đoạn phát triển mới. Dẫu vậy, những chuyển động của kinh tế thế giới đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục thích ứng với điều kiện và môi trường toàn cầu luôn biến động để khai thác tối đa lợi ích từ hội nhập quốc tế, đồng thời ứng phó hiệu quả với các rủi ro và rào cản.

BÀ ĐẶNG THÚY HÀ – GIÁM ĐỐC NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH HÀNG, ĐẠI DIỆN KHU VỰC PHÍA BẮC TẠI NIELSELQ VIỆT NAM: Người tiêu dùng lạc quan về triển vọng tăng trưởng năm 2025

Nghiên cứu của NielsenIQ cho thấy, có đến 67% người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng tình hình tài chính năm 2025 có đi lên. So với 1 năm trước đây, con số này là hơn 50%. Số liệu này cho thấy sự thay đổi về mặt thu nhập.

Cũng theo báo cáo NIQ, đối với mức độ tiêu thụ, quý III và IV năm 2024 xu hướng hàng hóa tiêu thụ nhanh, đi lên, điều này cũng tương tự như các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Trung Quốc. Việt Nam cũng ở trong xu thế như vậy. Yếu tố du lịch mặc dù đóng vai trò không quá cao trong GDP nhưng cũng là những điểm sáng trong năm vừa qua. Du lịch đã phục hồi, hơn 120 triệu lượt khách. Chúng tôi hy vọng với những điểm sáng về xuất nhập khẩu, đầu tư FDI, đầu tư công có nhiều điểm sáng sẽ thúc đẩy hành vi tiêu dùng tại Việt Nam nhiều hơn.

Từ các kết quả khảo sát đã thực hiện, NielsenIQ đưa ra 3 dự báo của người tiêu dùng Việt Nam về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế năm 2025 như sau: Có khoảng 35% người khảo sát tin nền kinh tế sẽ tăng trưởng trên 6,5%, 45% đặt niềm tin vào mức tăng trưởng từ 5,5 – 6,5% và chỉ khoảng 20% còn lại không có nhiều lạc quan với dưới 5,5%.

ÔNG JONATHAN LONDON – CỐ VẤN KINH TẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HỢP QUỐC (UNDP) TẠI VIỆT NAM: Tăng trưởng thâm sâu là “chìa khóa”

Trong năm 2024, các động lực tăng trưởng của Việt Nam vẫn giữ được tính ổn định so với các năm trước. Việt Nam đã củng cố vị thế như một cường quốc sản xuất, với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc và Hồng Kông tăng mạnh khi các công ty chuyển dịch sản xuất để tránh các lệnh trừng phạt thương mại và tích hợp vào chuỗi cung ứng Đông Á. Điều này phản ánh những lợi thế chiến lược của Việt Nam, bao gồm lực lượng lao động có kỹ năng, chi phí cạnh tranh và vị trí thương mại thuận lợi. Sự quan tâm đến Việt Nam như một điểm đến đầu tư công nghệ cao cũng rất triển vọng, cho thấy khả năng thay đổi trong tương lai.

Trong năm 2025, các động lực tăng trưởng chính cần tập trung vào các ngành công nghệ cao, công nghệ xanh và các dịch vụ giá trị gia tăng. Cải cách trong cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng, cùng với hệ thống tài chính, bao gồm cải thiện thị trường vốn và các ưu đãi thuế cho đổi mới sáng tạo, sẽ là yếu tố then chốt.

Tăng trưởng thâm sâu, được củng cố bởi những thay đổi cơ cấu này, là yếu tố thiết yếu để Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình và đạt được sự phát triển bền vững, toàn diện. Nếu các xu hướng tích cực từ năm 2024 vẫn tiếp tục và nếu Chính phủ Việt Nam gửi đi các tín hiệu rõ ràng, thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7% cho năm 2025 hoàn toàn nằm trong tầm tay.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Loạt ngân hàng hé lộ kết quả kinh doanh những tháng cuối năm 2024

Một số nhà băng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong những tháng cuối năm 2024, trong đó Sacombank đạt 12.700 tỷ đồng lợi nhuận. Các ngân hàng thuộc nhóm Big 4 và TPBank cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về tài sản và tín dụng.

Tiếp tục đọc

Muối ăn sẽ thay đổi cán cân cạnh tranh năng lượng Mỹ – Trung?

Các loại pin sử dụng natri - khoáng chất trong muối ăn, có thể cho phép Mỹ và các đồng minh tạo ra một chuỗi cung ứng hoàn toàn mới cho ngành lưu trữ năng lượng.

Tiếp tục đọc

Xanh SM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ‘chơi lớn’, thưởng tiền mặt không giới hạn lần cho người cũ khi giới thiệu tài xế mới

Ngày 19/12, tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố dừng hoàn toàn dịch vụ taxi Xanh SM Luxury bằng xe VinFast VF 8.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay