Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận lỗ lũy kế hơn 460 tỷ đồng

Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận lỗ lũy kế hơn 460 tỷ đồng

Tính đến ngày 31/12/2024, Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận lỗ lũy kế hơn 462 tỷ đồng.

Công ty CP Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận (Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2024.

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2024, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở mức gần 770 tỷ đồng; giảm 110 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận lỗ ròng hơn 110 tỷ đồng, tuy vậy đã cải thiện đáng kể so với khoản lỗ gần 242 tỷ đồng năm trước đó.

Nguồn: HNX

Thua lỗ kéo dài khiến doanh nghiệp này lỗ lũy kế hơn 462 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2024.

Tổng nợ phải trả cải thiện từ 2.582 tỷ đồng về hơn 2.405 tỷ đồng do giảm nợ vay ngân hàng từ 317 tỷ đồng về 253 tỷ dồng; nợ phải trả khác giảm tới 152 tỷ đồng, về mức 32 tỷ đồng.

Nợ trái phiếu tại thời điểm cuối năm 2024 ở mức 2.070 tỷ đồng.

Liên quan đến trái phiếu của Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận, ngày 22/3/2025, doanh nghiệp này đã mua lại 1.187 tỷ đồng trái phiếu TT.BOND.2020.

Trước đó, ngày 21/3/2025, doanh nghiệp này đã tiến hành mua lại 415 tỷ đồng trái phiếu lô trái phiếu nói trên.

Như vậy, chỉ trong 2 ngày 21-22/3/2025, Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận đã tất toán trước hạn lô trái phiếu TT.BOND.2020 trị giá 2.200 tỷ đồng.

Theo dữ liệu từ HNX, lô trái phiếu trên được phát hành ngày 25/12/2020 với giá trị phát hành 2.200 tỷ đồng. Lô trái phiếu có kỳ hạn 15 năm, ngày đáo hạn theo kế hoạch ban đầu là 25/12/2037.

Chỉ trước thời điểm phát hành lô trái phiếu này 1 ngày (24/12/2020), Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận đã mang tài sản thuộc Dự án Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 (xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, công suất 100 MWp) và Thiên Tân 1.3 (xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận; công suất 50 MWp) do doanh nghiệp này là chủ đầu tư, đem thế chấp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) Chi nhánh Đông Đô.

Ngoài 2 dự án nói trên, Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận còn là chủ đầu tư của Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh (nằm tại xã Phước Ninh và Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận; công suất 45 MWp).

Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận được thành lập vào tháng 2/2017 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất điện từ năng lượng mặt trời.

Vốn điều lệ ban đầu là 360 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm: Lê Nguyên hoàng (5%); Lê Anh Đức (20%); Trần Đại Phong (15%); Nguyễn Quốc Vinh (30%); Nguyễn Thu Mai (30%). Ông Nguyễn Quốc Vinh là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đến tháng 11/2020, vốn điều lệ tăng lên 1.232,1 tỷ đồng; thời điểm này, cả 5 cổ đông sáng lập đã thoái toàn bộ vốn tại doanh nghiệp này.

Sau nhiều thay đổi, hiện, ông Lê Mạnh Hà (SN 1974) là Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Được biết, ông Lê Mạnh Hà còn là Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật một công ty năng lượng tái tạo khác ở Ninh Thuận là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận (Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận).

Đầu tư và Phát triển Năng lượng Ninh Thuận được biết đến là chủ đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.4 tại xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc với sản lượng điện đạt 156 triệu KWh/năm.

Theo tìm hiểu, doanh nghiệp này được thành lập vào tháng 12/2017, có trụ sở chính đặt tại đường Đoàn Khuê, Khu đô thị mới Đông Bắc (khu K1), phường Thanh Sơn, TP.Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

Theo đăng ký thay đổi gần đây nhất (tháng 12/2023), ông Lê Mạnh Hà là Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Ông Hà cũng là người được ủy quyền phần vốn góp 581,4 tỷ đồng của chủ sở hữu là Công ty CP Thái Sơn – Long An.

PV-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Các cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi nhận hối lộ ở vụ Phúc Sơn

Trong số nhiều người bị truy tố vụ Tập đoàn Phúc Sơn của Hậu "Pháo", có 3 cựu lãnh đạo Quảng Ngãi gồm các Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh nhận hối lộ.

Tiếp tục đọc

Tập đoàn xây dựng Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên: “Profile khủng” thuộc TOP 500 DN lớn nhất thế giới, đang vận hành 3.000 dự án lớn

Hiện, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đang vận hành khoảng 3.000 khu công nghiệp và dự án đô thị trên khắp Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc sắp khởi công công trình thuộc top đắt đỏ nhất lịch sử: Tốn hơn 44 tỷ USD xây đường thuỷ dài gần 800 km, hạ chi phí vận chuyển chỉ bằng 1/15 bình thường

Theo SCMP, Trung Quốc vừa chính thức đưa dự án kênh đào dài 767 km nối tỉnh nội địa Giang Tây với tỉnh ven biển giàu có Chiết Giang vào chương trình phát triển trọng điểm. Đây được xem là bước đi chiến lược trong nỗ lực mở rộng mạng lưới giao thông thủy nội địa và thúc đẩy kết nối kinh tế giữa các khu vực.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay