Công ty đứng sau thương vụ IPO duy nhất của thị trường Việt Nam năm 2024: Chủ tịch từng là CEO trẻ nhất lịch sử VNDirect, lợi nhuận tăng trưởng hơn 100 lần trong 4 năm

Công ty đứng sau thương vụ IPO duy nhất của thị trường Việt Nam năm 2024: Chủ tịch từng là CEO trẻ nhất lịch sử VNDirect, lợi nhuận tăng trưởng hơn 100 lần trong 4 năm

Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE là doanh nghiệp đứng sau thương vụ IPO duy nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2024, tính đến nay.

Theo báo cáo IPO khu vực Đông Nam Á do Deloitte phát hành, Việt Nam chỉ có một thương vụ IPO, huy động 37 triệu USD, tính đến 15/11. Đây là thương vụ IPO duy nhất của thị trường Việt Nam ở lĩnh vực Công nghệ tài chính, thuộc về Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE.

Ai đứng sau DNSE?

CTCP Chứng khoán DNSE tiền thân là Chứng khoán Đại Nam, thành lập năm 2007 với vốn điều lệ ban đầu 38 tỷ đồng. Hai lần tăng vốn tiếp theo vào 2009 và 2011, DNSE lần lượt nâng vốn điều lệ lên 50 và 75 tỷ đồng. Đến năm 2015, công ty đã tăng vốn lên 160 tỷ đồng.

Sang năm 2020, bước ngoặt xuất hiện khi Chứng khoán Đại Nam thông báo hoàn tất chuyển nhượng hơn 98% vốn từ 6 cổ đông lớn sang 2 nhà đầu tư tổ chức gồm Công nghệ Tài chính Encapital và Encapital Holdings trong ngày 30/12/2020.

Theo đó, hai doanh nghiệp này đều liên quan đến doanh nhân Nguyễn Hoàng Giang. Hiện, ông Giang đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT DNSE, Chủ tịch HĐQT Encapital Fintech, Tổng Giám đốc Encapital Holdings.

Trước khi quyết định startup với EnCapital, ông Nguyễn Hoàng Giang từng Tổng giám đốc VNDirect– doanh nghiệp có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng khi mới 24 tuổi. Khi đó, doanh nhân này được coi là CEO trẻ nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, dù không được đào tạo chuyên môn về tài chính. Sau 8 năm ngồi ghế nóng VNDirect, ông Giang từ nhiệm và bắt đầu với một dự án mới.

Trả lời báo chí về quyết định mua lại Công ty Chứng khoán Đại Nam, Chủ tịch DNSE – ông Nguyễn Hoàng Giang cho biết, thời điểm mua lại doanh nghiệp này cũng là lúc dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, ảnh hưởng nặng đến tâm lý nhà đầu tư.

“Chứng khoán Đại Nam khi mới được mua lại không có nhiều khách hàng. Tổng tài sản chứng khoán lưu ký khoảng dưới 2.000 tỷ”, ông Giang kể.

Kể từ khi chuyển nhượng cho cổ đông Encapital, DNSE tiếp tục trải qua 3 lần tăng vốn điều lệ. Tháng 7/2021, vốn điều lệ công ty ở mức 1.000 tỷ đồng, sau đó, doanh nghiệp này tiếp tục tăng lên 3.000 tỷ đồng vào tháng 5/2022. Sau khi IPO 30 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ doanh nghiệp này nâng lên 3.300 tỷ đồng.

Trong đó, CTCP Công nghệ tài chính Encapital (Encapital Fintech) nắm giữ 56,1%; quỹ ngoại PYN Elite Fund (Phần Lan) nắm 12% vốn; CTCP Encapital Holdings nắm giữ 11%.

Lợi nhuận tăng bằng lần

Không chỉ tăng vốn điều lệ, thị phần, doanh thu và lợi nhuận của DNSE cũng tăng bằng lần kể từ khi về tay Encapital.

Ngay năm đầu tiên đổi chủ, doanh thu của DNSE đã tăng 8 lần lên 180,7 tỷ đồng, lợi nhuận cũng tăng 27 lần lên 54,5 tỷ đồng vào năm 2021.

Đến năm 2022, doanh nghiệp này ghi nhận tổng doanh 467 tỷ đồng, tăng trưởng 150% trong bối cảnh thị trường Việt Nam tồn tại nhiều “con gió ngược”. Lợi nhuận trước thuế củ DNSE cũng tăng 1,4 lần so với năm trước, đạt 94,92 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 78 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2021.

Năm 2023, tổng doanh thu của công ty đạt 715 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ các khoản cho vay và phải thu ghi nhận 286 tỷ đồng, lãi từ các tài sản chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) 158 tỷ đồng, lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 196 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, DNSE lãi sau thuế gần 229 tỷ đồng, cao gấp 3 lần so với năm trước đó.

Như vậy, sau hơn 3 năm chuyển sang mô hình công ty chứng khoán công nghệ, lợi nhuận sau thuế của DNSE đã tăng gấp 104 lần so với thời điểm năm 2020, từ 2,2 tỷ đồng lên 229 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính mời nhất của DNSE, doanh thu hoạt động trong quý III/2024 của doanh nghiệp này tiếp tục tăng hơn 20 tỷ đồng tương ứng 12% so với kết quả cùng kỳ năm 2023. Doanh thu hoạt động tăng chủ yếu đến từ: Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng hơn 9,2 tỷ đồng, tương ứng tăng 39%. Lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng hơn 14,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 19% so với cùng kỳ.

Động lực tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của DNSE đến từ hệ thống sản phẩm khác biệt như các gói vay margin đa dạng, trợ lý chứng khoán ảo cung cấp thông tin nhanh chóng, mạng lưới phát triển khách hàng thông qua kết nối API với các đối tác tài chính như ZaloPay, các kênh mạng xã hội Bò và Gấu…

Sau đợt tăng vốn thông qua IPO và niêm yết, trong 5 năm tới, DNSE đặt mục tiêu đạt 5 triệu khách hàng, vốn hóa 72.000 tỷ đồng (3 tỷ USD), lợi nhuận 2.400 tỷ đồng (100 triệu USD).

Thảo Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

KSB: Bimico lợi nhuận giảm, dòng tiền âm, cổ phiếu “lao dốc”

Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (Bimico, mã: KSB) từng là ngôi sao sáng với chuỗi tăng trưởng ấn tượng nhưng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lao dốc, lợi nhuận giảm, dòng tiền âm.

Tiếp tục đọc

Giới chức Fed đánh giá về khả năng cắt giảm thêm lãi suất

Ngày 20/11, bà Lisa Cook, thành viên Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), cho biết lạm phát của nước này tiếp tục giảm, với tiền lương và thị trường việc làm "hạ nhiệt", giá cả tăng cao chủ yếu thiên về lĩnh vực nhà ở. Với chiều hướng này, việc Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất được đánh giá là vẫn phù hợp.

Tiếp tục đọc

Bức tranh tăng trưởng kinh tế ASEAN-6 quý 3/2024

Với mức tăng 7,4%, Việt Nam là quốc gia có tăng trưởng kinh tế GDP cao nhất khu vực ASEAN-6 trong quý 3/2024.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay