Công văn hỏa tốc về kiến nghị thi công đường cầu cạn và đường sắt đô thị của công ty ông Đường “bia”

Công văn hỏa tốc về kiến nghị thi công đường cầu cạn và đường sắt đô thị của công ty ông Đường “bia”

Tại Việt Nam, từ tháng 2 đến tháng 6/2024, Hòa Bình Group đã mời các công ty tư vấn thiết kế, thẩm tra và tiến hành thiết kế, ký hợp đồng xây dựng thử nghiệm cao tốc cầu cạn 2 tầng bằng công nghệ cầu bản trên cọc bê tông cường độ cao PRC tại khu phi thuế quan Xuân Cầu – Lạch Huyện, TP. Hải Phòng.

Ngày 19/6, Văn phòng Chính phủ đã gửi công văn hỏa tốc tới Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Công ty TNHH Hòa Bình về việc báo cáo thực hiện kết luận của Lãnh đạo Chính phủ đối với kiến nghị của Công ty TNHH Hòa Bình về thi công đường cầu cạn và đường sắt đô thị.

Theo đó, xét đề nghị của Công ty TNHH Hòa Bình (văn bản số 80/CV-HB ngày 09/6/2025, số 85/CV-HB ngày 16/6/2025) về giải pháp thi công cầu cạn, đường sắt đô thị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến như sau:

Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực kiện kết luận của Lãnh đạo Chính phủ liên quan đến kiến nghị của Công ty TNHH Hòa Bình; hướng dẫn Công ty thực hiện các yêu cầu về hồ sơ kỹ thuật, tài chính, công nghệ để xem xét, đánh giá theo quy định pháp luật.

Trước đó, Công ty TNHH Hòa Bình đã có văn bản số 79/CV-HB ngày 02/6/2025 về việc đề nghị được ứng tiền thi công 1,16km đường cầu cạn và đường sắt đô thị thuộc Dự án thành phần 3 – Đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội báo cáo và tham mưu Thủ tướng Chính phủ về đề xuất của Công ty TNHH Hòa Bình trước ngày 20/6/2025.

Ngày 4/3/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc làm việc với Công ty Hoà Bình, các chuyên gia khoa học, Bộ Xây dựng, Bộ KH&CN về xây dựng cao tốc cầu cạn, đường sắt đô thị trên cao bằng công nghệ cầu bản rỗng trên cọc bê tông cường độ cao (PRC) V+.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc về xây dựng cao tốc cầu cạn, đường sắt đô thị trên cao bằng công nghệ cầu bản rỗng trên cọc bê tông cường độ cao (PRC) V+ – Ảnh: VGP/Minh Khôi

Theo báo cáo của Công ty Hoà Bình, công nghệ cầu bản trên cọc PRC V+ sử dụng cọc bê tông ly tâm dự ứng lực và tấm panel bản rỗng có sườn dự ứng lực để xây dựng đường cao tốc cầu cạn trên cao, đường sắt đô thị trên cao thay thế cho công nghệ xây dựng cao tốc cầu cạn theo công nghệ đúc cọc, dầm bê tông tại chỗ, tốn nhiều chi phí, thời gian hơn.

Với công nghệ mới, các cấu kiện bê tông để xây cao tốc cầu cạn, đường sắt đô thị trên cao được chuẩn hóa, đúc sẵn, sản xuất đồng loạt tại các nhà máy, không phải tiến hành đổ bê tông cọc, dầm trực tiếp trên công trường, vì thế thi công nhanh hơn, chất lượng dầm, cọc bảo đảm. Đặc biệt, do cấu kiện bê tông được sản xuất đồng loạt trong nhà máy nên rất tiết kiệm.

Hiện nay, công nghệ này đã được áp dụng trong xây dựng cao tốc cầu cạn tại Trung Quốc, Indonesia, Đức, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc)…

Tại Việt Nam, từ tháng 2 đến tháng 6/2024, Hòa Bình Group đã mời các công ty tư vấn thiết kế, thẩm tra và tiến hành thiết kế, ký hợp đồng xây dựng thử nghiệm cao tốc cầu cạn 2 tầng bằng công nghệ cầu bản trên cọc bê tông cường độ cao PRC tại khu phi thuế quan Xuân Cầu – Lạch Huyện, TP. Hải Phòng.

Đoạn cao tốc cầu cạn thử nghiệm này được xây dựng trên nền đất yếu khu vực cảng Lạch Huyện, có chiều dài tầng 1 khoảng 550 m, tầng 2 khoảng 100 m, bề rộng mặt cầu cạn 10,5 m (đường cầu Vạn). Thời gian xây dựng công trình thử nghiệm chỉ trong 2 tháng, sau khi hoàn thành, công trình thử nghiệm này đã tiến hành thử tải, kiểm định với kết quả đáp ứng yêu cầu thiết kế cầu hiện hành.

Tại cuộc họp, các chuyên gia, lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ KH&CN đã trao đổi, phân tích về đề xuất tham gia thi công cầu cạn thuộc một số dự án đường giao thông của Công ty Hoà Bình; cũng như tiêu chí, điều kiện, phạm vi áp dụng công nghệ cọc bê tông PRC V+ trong các dự án hạ tầng giao thông khác…

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, bên cạnh những ưu điểm của giải pháp thi công cầu cạn ở vùng đất ngập nước, nền đất yếu, khu vực ven biển…, cần tiếp tục làm rõ căn cứ, cơ sở kinh tế, kỹ thuật cho thấy giải pháp của Công ty Hoà Bình có chi phí đầu tư rẻ hơn, thời gian thi công ngắn hơn so với các công nghệ cầu cạn đang áp dụng tại Việt Nam.

Từ quá trình thực hiện những quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến thi công cầu cạn tại Việt Nam, Công ty Hoà Bình và các DN khác phải xây dựng hướng dẫn thi công cầu cạn tại DN; định mức, đơn giá thi công trong điều kiện thi công cụ thể; phạm vi áp dụng trong điều kiện địa chất, thuỷ văn cụ thể… và công bố công khai sau khi được cơ quan quản lý thẩm định, đánh giá.

Ngọc Điệp-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay