Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Cuộc chiến thuế quan sẽ phá hủy chuỗi cung ứng, dẫn đến suy thoái toàn diện

Phố Wall vừa chứng kiến một trong những phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ đại dịch Covid-19, khi hơn 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường của các công ty trong chỉ số S&P 500 bị “thổi bay” chỉ trong hai phiên liên tiếp.

Phiên giao dịch ngày 4/4 khép lại trong sắc đỏ rực lửa, ghi dấu đợt bán tháo mạnh chưa từng có kể từ tháng 6/2020. Chỉ số công nghiệp Dow Jones (DJIA) mất hơn 2.200 điểm, tương đương 5,5%. Đây là phiên giảm sâu nhất trong gần 5 năm qua và là lần đầu tiên trong lịch sử chỉ số này giảm hơn 1.500 điểm trong hai phiên liên tiếp.

S&P 500 là chỉ số đại diện cho toàn thị trường – cũng sụt tới 5,9%, đánh dấu mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Đáng chú ý, kể từ đỉnh thiết lập hồi tháng 12/2024, chỉ số này đã giảm 17%, chính thức bước vào vùng điều chỉnh sâu. Theo thống kê từ Bloomberg, tổng cộng 5.000 tỷ USD giá trị vốn hóa của các công ty trong S&P 500 đã bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày.

Cả 3 chỉ số chủ chốt của chứng khoán Mỹ lao dốc phiên 4/4

Cổ phiếu công nghệ tiếp tục dẫn đầu đà lao dốc, với ba cái tên trụ cột là Apple, Nvidia và Tesla lần lượt mất 7%, 7% và 10%. Đây đều là các doanh nghiệp có sự hiện diện sản xuất và doanh thu lớn tại Trung Quốc – quốc gia đang bước vào cuộc chiến thương mại “ăn miếng trả miếng” với Mỹ. Chỉ trong tuần qua, Apple đã mất tới 13% giá trị – mức giảm khiến nhà đầu tư không khỏi rúng động.

Không chỉ nhóm công nghệ, toàn bộ 11 lĩnh vực trong chỉ số S&P 500 đều đỏ lửa. Nasdaq Composite là thước đo sức khỏe của ngành công nghệ Mỹ – mất 5,8% trong phiên, đưa chỉ số này rơi vào vùng bear market (là trạng thái thị trường mà giá liên tục suy giảm) với mức giảm hơn 22% so với đỉnh.

Nguyên nhân chính khiến thị trường chao đảo đến từ động thái áp thuế trả đũa từ phía Trung Quốc, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp thuế 10% lên toàn bộ hàng nhập khẩu từ hơn 180 quốc gia. Ngày 4/4, Bắc Kinh công bố áp mức thuế bổ sung 34% đối với toàn bộ hàng hóa từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.

Thị trường ngay lập tức phản ứng tiêu cực trước nguy cơ lạm phát quay trở lại và nguy cơ suy thoái kinh tế cận kề. JPMorgan đã nâng xác suất Mỹ rơi vào suy thoái lên 60%, trong khi Goldman Sachs đưa ra dự báo tương tự hồi cuối tháng 3.

Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, thuế quan mới “có thể có tác động dai dẳng đến lạm phát”, và Cục Dự trữ Liên bang sẽ cần thời gian để đánh giá trước khi điều chỉnh chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, trước áp lực từ Nhà Trắng, khả năng Fed giữ nguyên lãi suất trong thời gian tới là khá cao, bất chấp nguy cơ suy thoái đang gia tăng.

Điểm sáng hiếm hoi của thị trường đến từ nhóm ngành tiêu dùng, đặc biệt là các doanh nghiệp có chuỗi cung ứng gắn bó chặt chẽ với Việt Nam. Cổ phiếu Nike tăng 3% sau khi Tổng thống Trump xác nhận đã có cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, trong đó hai bên nhất trí hướng đến mức thuế 0% cho hàng hóa nhập khẩu lẫn nhau. Các thương hiệu như: Hoka, Ugg, Teva – thuộc tập đoàn Deckers thậm chí còn tăng hơn 5%, nhờ tỷ trọng nguồn cung lớn từ Việt Nam. Sketchers, Foot Locker và Crocs cũng ghi nhận mức tăng từ 1,5% đến 5%.

Tuy nhiên, toàn cảnh thị trường vẫn bị bao phủ bởi tâm lý lo ngại, khi nhà đầu tư chuyển dòng tiền sang tài sản trú ẩn như trái phiếu kho bạc. Chỉ số đo rủi ro tín dụng cũng tăng lên mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực năm 2023. Vàng sau khi chạm đỉnh – cũng bị bán tháo chốt lời, rơi 78 USD xuống 3.036 USD/oz.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn. Từ 0h ngày 5/4, lệnh áp thuế nhập khẩu 10% đã chính thức có hiệu lực với hơn 180 quốc gia, chưa loại trừ các đối tác lớn như Trung Quốc và Việt Nam. Các đợt áp thuế bổ sung dự kiến sẽ được kích hoạt từ ngày 9/4, với mức cao nhất lên đến 50%.

Theo giới phân tích, thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh và chưa có dấu hiệu kết thúc. Luca Paolini, Trưởng phòng chiến lược tại Pictet Asset Management cảnh báo: “Nếu ông Trump không lùi bước, cuộc chiến thuế quan này sẽ tiếp tục phá hủy chuỗi cung ứng và dẫn đến một cuộc suy thoái toàn diện”.

Hiện tại, câu hỏi không còn là “liệu có suy thoái” mà là “sẽ suy thoái đến mức nào”, khi cả nền kinh tế lẫn thị trường tài chính toàn cầu đều bị kéo vào vòng xoáy bất định.

Theo: Reuters, WSJ, Truth Social

Phan Hà-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Nga xem xét tăng trung chuyển dầu khí qua Kazakhstan

Nga và Kazakhstan xem xét tăng cường khả năng trung chuyển dầu và khí đốt sang nước cộng hòa này.

Tiếp tục đọc

VinFast mở 150 xưởng dịch vụ, miễn phí sạc đến năm 2028 tại Indonesia

Nhà sản xuất xe điện Việt Nam - VinFast vừa công bố hợp tác với đối tác dịch vụ chiến lược PT Oto Klix Indonesia trong bối cảnh dải sản phẩm của hãng ở xứ sở vạn đảo ngày càng mở rộng.

Tiếp tục đọc

Giá dầu lao dốc, quốc gia sản xuất hơn 1,5 triệu thùng/ngày bị chủ nợ Mỹ ‘call margin’, vội bơm ngay 200 triệu USD để giữ khoản vay khủng

Biến động trên thị trường dầu mỏ và trái phiếu khiến giá trị trái phiếu của Angola giảm mạnh so với USD.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay