‘Đánh bật’ cả nghìn lệnh trừng phạt, Nga gây bất ngờ khi sắp trình làng tàu ngầm chở khí đốt: Chiều dài tương đương toà nhà 120 tầng, có sức chứa gần 200.000 tấn hàng hoá

‘Đánh bật’ cả nghìn lệnh trừng phạt, Nga gây bất ngờ khi sắp trình làng tàu ngầm chở khí đốt: Chiều dài tương đương toà nhà 120 tầng, có sức chứa gần 200.000 tấn hàng hoá

Một số trang tin cho biết, Nga đã tiết lộ về các thiết kế tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân để chở khí đốt tự nhiên hoá lỏng.

Hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây và việc các nước này hạn chế hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga đã buộc Moscow phải tìm ra những cách mới để vận chuyển năng lượng. Theo Interesting Engineering, Nga được cho là đang nghiên cứu sản xuất tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân để vận chuyển LNG từ Bắc Cực đến châu Á. 

Một số trang tin cho biết, Nga đã tiết lộ về các thiết kế tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân để chở khí đốt tự nhiên hoá lỏng. Giám đốc Viện nghiên cứu Kurchatov của Nga, Mikhail Kovalchuk, được cho là đã đề cập đến kế hoạch cho mô hình vận chuyển khí đốt mới. 

Theo kế hoạch, tàu chở khí đốt mới của Nga sẽ được trang bị 3 lò phản ứng hạt nhân Rhythm-200, được cung cấp năng lượng bởi 3 động cơ điện cánh quạt có công suất mỗi chiếc đạt 30 MW. Do không bị cản trở bởi băng, tốc độ của tàu sẽ đạt khoảng 17 hải lý (31,5 km/h), giúp rút ngắn thời gian di chuyển dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc từ 20 ngày xuống còn 12 ngày. 

Để tích hợp vào cơ sở hạ tầng vận chuyển hiện có, tàu chở khí đốt mới sẽ có sức chứa hàng hoá đạt khoảng 180 nghìn tấn và độ mớn nước (chiều cao thẳng đứng từ đáy tàu lên mặt nước) không quá 14 mét. Chiều dài của tàu sẽ là khoảng 360 mét và chiều rộng không quá 70 mét. 

Viện Kurchatov hiện đang hợp tác với gã khổng lồ năng lượng Gazprom để chế tạo tàu ngầm chở khí đốt. Dự án này được thiết kế nhằm khắc phục cho những thời điểm tàu chở khí đốt không thể di chuyển qua Bắc Cực do băng bao phủ, báo chí Nga đưa tin. 

Ông Kovalchuk cho biết việc chế tạo tàu ngầm chở khí đốt chạy bằng năng lượng hạt nhân đã được thảo luận từ đầu những năm 2000. Hiện tại, viện nghiên cứu này mới bắt đầu hợp tác cùng Gazprom để thiết kế. Ông nhấn mạnh rằng, tàu ngầm hạt nhân có các bồn chứa LNG khổng lồ có thể vận chuyển quanh năm từ các nhà ga dọc theo bờ biển bắc ở phía Tây.

Tuy nhiên, Vịnh Ob có mực nước khá nông và không đủ điều kiện lặn đối với một tàu ngầm khổng lồ như vậy. Do đó, tàu vẫn cần sự hỗ trợ từ các tàu phá băng từ các cảng tại Sabetta (Yamal LNG) hay Gydan (Arctic LNG 2) đến vùng biển Bắc Cực sâu ở phía bắc Siberia, theo hãng tin The Barents Observer. 

Các quan chức Nga cho biết tàu ngầm này sẽ an toàn hơn so với tàu chở dầu và đường ống trên mặt nước thông thường. Họ cũng khẳng định, một số tàu ngầm mới sẽ đủ để vận chuyển cùng một lượng khí đốt như đường ống ngầm. 

Kế hoạch phát triển tàu ngầm chở khí đốt được đưa ra trong bối cảnh các tàu chở LNG chịu được băng đá (ice class) bị thiếu hụt nghiêm trọng. Nhà sản xuất khí hoá lỏng lớn nhất của Nga, Novatek, dự định mua 16 tàu loại này trong năm nay. Song, hợp đồng này đã bị hãng đóng tàu Hanwha Ocean của Hàn Quốc chấm dứt do lệnh trừng phạt. Hoạt động sản xuất trong nước tại xưởng đóng tàu Zvezda cũng gặp trì trệ do các vấn đề về công nghệ. 

Do đó, các kế hoạch đầy tham vọng về việc phát triển Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) của Nga đã gặp rất nhiều khó khăn. Theo dự báo của Rosatom, chỉ 36 triệu tấn hàng hoá được vận chuyển qua NSR trong khi trước đó dự kiến có tới 80 triệu tấn. 

Vu Lam-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay