Đầu tư của Trung Quốc vào hạ tầng ở Đông Nam Á có hiệu quả? - TRI TIN INVESTMENT

Đầu tư của Trung Quốc vào hạ tầng ở Đông Nam Á có hiệu quả?

Đầu tư của Trung Quốc vào hạ tầng ở Đông Nam Á có hiệu quả?

Bất chấp một số tranh cãi, định hướng của Trung Quốc về đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông luôn phù hợp với các ưu tiên phát triển của Đông Nam Á.

Nhà ga xe lửa ở Viêng Chăn, Lào, điểm cuối của tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng, khánh thành vào tháng 12 năm 2021. Ảnh: The Diplomat

Khi được công bố vào năm 2013, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) định hướng sử dụng các công ty, vốn và công nghệ của Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt thế hệ tiếp theo ở Đông Nam Á.

Ngay sau khi BRI được công bố, một loạt các thỏa thuận đã được ký kết. Năm 2015, Trung Quốc và Lào đã ký một thỏa thuận về tuyến đường sắt dài 420 km giữa thủ đô Viêng Chăn và thị trấn biên giới Boten, sẽ thiết lập tuyến đường sắt trực tiếp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Cũng trong năm 2015, Indonesia đã chọn Trung Quốc thay vì Nhật Bản để xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc đầu tiên của mình, một tuyến dài 143 km nối liền các thành phố Bandung và Jakarta. Một năm sau, Trung Quốc và Malaysia đã nhất trí về các điều khoản cơ bản cho Tuyến đường sắt Bờ Đông, một tuyến dài 660 km bắt đầu từ Cảng Klang, sau đó chạy dọc bờ biển phía Đông của Bán đảo Malaysia và kết thúc tại Kota Bharu gần biên giới với Thái Lan.

Cùng năm đó, Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận về tuyến đường sắt riêng của họ, giai đoạn đầu tiên bao gồm việc xây dựng 253 km đường ray giữa Bangkok và Nakhon Ratchasima, thành phố lớn nhất ở Đông Bắc Thái Lan.

Tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên ở Indonesia và cũng là tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Đông Nam Á. Ảnh: Reuters

Khi những thỏa thuận này lần đầu tiên được ký kết, các chuyên gia nhận định, điều này phản ánh một tầm nhìn đầy tham vọng cho khu vực, nơi Trung Quốc sẽ đóng vai trò là nhà cung cấp các công nghệ, kỹ năng và tài chính quan trọng cho cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng. Gần một thập kỷ sau, tầm nhìn đó đang trở nên rõ nét hơn.

Tuyến đường sắt Vientiane-Boten được khánh thành vào năm 2021 và tuyến đường sắt Jakarta-Bandung vào năm 2023. Tuyến đường sắt liên kết bờ biển phía Đông của Malaysia đã hoàn thành khoảng 80% và dự kiến ​​đi vào hoạt động vào năm 2027.

Tại Thái Lan, tuyến đường sắt nối Bangkok với Nakhon Ratchasima đã hoàn thành gần 40%. Giai đoạn thứ hai, bao gồm thêm 335 km đường ray từ Nakhon Ratchasima đến thị trấn biên giới Nong Khai, đã được chính phủ phê duyệt vào đầu năm nay.

Trên thực tế, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào hạ tầng đường sắt Đông Nam Á tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cũng có những mặt tích cực. Tuyến Đường sắt Bờ Đông Malaysia (East Coast Rail Link) hiện đang gần hoàn thành, và ngay cả dự án ở Thái Lan cũng đang dần tiến triển.

Nếu tuyến đường này thực sự vươn đến Nong Khai vào năm 2030 như kế hoạch, sẽ trở thành một tuyến đường sắt huyết mạch kết nối trực tiếp miền Nam Trung Quốc với Bangkok thông qua Viêng Chăn. Tổng thể các dự án này đại diện cho khoảng 40 tỷ USD đầu tư vào hơn 1.800 km hạ tầng giao thông quan trọng ở một khu vực đang phát triển nhanh và có ý nghĩa chiến lược trên thế giới.

Những dự án này đang mở ra các thị trường xuất khẩu mới cho công nghệ và hàng hóa của Trung Quốc. Chúng đang dần tích hợp các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất của Trung Quốc trong dài hạn.

Nhiều dự án trong số này được thiết kế theo mô hình liên doanh, ít nhất là có tiềm năng chuyển giao công nghệ cho các công ty địa phương. Chúng cũng đang mang lại cơ sở hạ tầng hiện đại, điều mà các quốc gia trong khu vực mong muốn.

Theo James Guild, chuyên gia về thương mại, tài chính và phát triển kinh tế ở Đông Nam Á, thật khó để không so sánh giữa Trung Quốc và Mỹ trong trường hợp này. Các nền kinh tế lớn ở Đông Nam Á kiên quyết từ chối bị cuốn vào bất kỳ sự đối đầu rộng hơn nào giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ đã thể hiện khá rõ rằng họ sẵn sàng hợp tác với bất kỳ đối tác nước ngoài nào mang lại cho họ những gì họ cần như đầu tư, công nghệ và nâng cao tay nghề.

Trung Quốc thường sẵn sàng đáp ứng ít nhất một phần những yêu cầu đó. Điều này trái ngược với Mỹ. Ngay cả trước khi ông Trump tái đắc cử, đầu tư của Mỹ thường đi kèm với những điều kiện khó khăn, hoặc dưới hình thức quỹ đầu tư tư nhân, chủ yếu nhắm vào việc tối đa hóa lợi nhuận.

“Cách tiếp cận của Trung Quốc rõ ràng có những điểm yếu và rủi ro, nhưng nó cũng phản ánh đúng định hướng phát triển mà nhiều quốc gia trong khu vực đang theo đuổi. Bất chấp các vấn đề về nợ, tính minh bạch hay ảnh hưởng địa chính trị, Trung Quốc đang đưa ra những đề nghị cụ thể, khả thi và có thể triển khai trong thời gian ngắn”, chuyên gia này nhận định.

Ông Guild nói thêm rằng nếu Mỹ thực sự muốn đóng vai trò lớn hơn trong khu vực, họ sẽ phải thay đổi không chỉ chính sách mà còn cần chuyển sang tư duy đồng hành, từ áp đặt sang lắng nghe

Cẩm Anh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Các cựu Bí thư, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi nhận hối lộ ở vụ Phúc Sơn

Trong số nhiều người bị truy tố vụ Tập đoàn Phúc Sơn của Hậu "Pháo", có 3 cựu lãnh đạo Quảng Ngãi gồm các Chủ tịch tỉnh, Bí thư tỉnh nhận hối lộ.

Tiếp tục đọc

Tập đoàn xây dựng Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên: “Profile khủng” thuộc TOP 500 DN lớn nhất thế giới, đang vận hành 3.000 dự án lớn

Hiện, Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương đang vận hành khoảng 3.000 khu công nghiệp và dự án đô thị trên khắp Trung Quốc.

Tiếp tục đọc

Trung Quốc sắp khởi công công trình thuộc top đắt đỏ nhất lịch sử: Tốn hơn 44 tỷ USD xây đường thuỷ dài gần 800 km, hạ chi phí vận chuyển chỉ bằng 1/15 bình thường

Theo SCMP, Trung Quốc vừa chính thức đưa dự án kênh đào dài 767 km nối tỉnh nội địa Giang Tây với tỉnh ven biển giàu có Chiết Giang vào chương trình phát triển trọng điểm. Đây được xem là bước đi chiến lược trong nỗ lực mở rộng mạng lưới giao thông thủy nội địa và thúc đẩy kết nối kinh tế giữa các khu vực.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay