Đầu tư tài chính Bảo hiểm Dầu khí (PVIF) bất ngờ báo lỗ ròng 654,1 triệu đồng trong quý 3/2024

Đầu tư tài chính Bảo hiểm Dầu khí (PVIF) bất ngờ báo lỗ ròng 654,1 triệu đồng trong quý 3/2024

Công ty CP Đầu tư tài chính Bảo hiểm Dầu khí (PVIF) vừa bất ngờ báo lỗ ròng 654,1 triệu đồng trong quý 3/2024 sau khi vừa lãi lớn gấp 6 lần cùng kỳ trong quý 2.

Ảnh chụp màn hình

Báo cáo tài chính hợp nhất tự lập quý 3/2024 do Công ty CP Đầu tư tài chính Bảo hiểm Dầu khí (PVIF) vừa công bố cho thấy doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp ghi nhận 4,582 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong khi con số này cùng kỳ năm trước đạt 6,213 tỷ đồng.

Dù lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 2,615 tỷ đồng nhưng do chi phí quản lý doanh nghiệp lên đến 2,394 tỷ đồng khiến sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận thuần của PVIF trong quý 3/2024 ở mức âm 563,6 triệu đồng.

Sau thuế TNDN, PVIF lỗ ròng hợp nhất sau thuế 654,1 tỷ đồng, riêng công ty mẹ lỗ ròng 412,7 triệu đồng. Cùng kỳ năm trước PVIF lãi ròng hợp nhất 3,764 tỷ đồng và công ty mẹ cũng lãi ròng 3,341 tỷ đồng.

Nguồn: PVIF

Việc PVIF báo lỗ khá bất ngờ khi trong quý 2/2024, doanh nghiệp vừa báo lãi lớn, tăng đến 6 lần so với cùng kỳ.

Cụ thể, tại BCTC hợp nhất quý 2/2024, PVIF ghi nhận doanh thu gần 13,6 tỷ, tăng hơn 10 lần cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, PVIF thu lãi sau thuế 9,5 tỷ đồng, tăng vọt gần 6 lần so với cùng kỳ 2023, tương ứng tăng 494%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Công ty đạt gần 30,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cùng kỳ lỗ 325 triệu đồng. Đây là kết quả kinh doanh bùng nổ đáng kể của PVIF trong thời điểm này.

Giải trình kết quả kinh doanh, Công ty cho biết lợi nhuận sau thuế tăng nguyên nhân chủ yếu do doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản tăng và hoạt động kinh doanh chứng khoán hiệu quả hơn cùng kỳ năm ngoái.

Tại thời điểm 30/9/2024, tổng nguồn vốn của PVIF còn 368,1 tỷ đồng, giảm tương đối so với mức 393,8 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm. Trong đó, Công ty chỉ có gần 15,2 tỷ đồng là tiền và các khoản tiền tương đương. Đầu tư tài chính ngắn hạn gần 83,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn là 43,6 tỷ đồng đầu chứng khoán kinh doanh, tăng gấp đôi so với đầu năm.

Năm 2024, PVIF dự kiến kế hoạch tài chính với tổng doanh thu đạt 89,9 tỷ đồng, tăng 287% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế ước đạt gần 11 tỷ đồng, tăng 408,5% so với năm trước.

Mục tiêu này được đưa ra dựa trên cơ sở các dự báo tích cực của tình hình kinh tế và thế giới. PVIF nhìn nhận chính sách tiền tệ của Việt Nam dự kiến sẽ được điều chỉnh theo hướng chủ động và linh hoạt, với lãi suất duy trì ở mức thấp trong nửa đầu năm nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dù tỷ giá vẫn đối mặt với áp lực lớn, dự kiến sẽ giảm dần từ quý 3.

Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính bảo hiểm Dầu khí (PVIF) thành lập ngày 06/11/2007 bởi các cổ đông sáng lập gồm Tổng Công ty CP Bảo hiểm Dầu khí VN (PVI), Liên doanh Dầu khí Việt- Xô (VSP) và Tổng công ty tài chính dầu khí (PVFC) trở thành cổ đông sáng lập từ Tháng 6 năm 2010.

Theo thông tin do doanh nghiệp tự giới thiệu, hiện PVIF đang “Tập trung xây dựng và hoàn thiện bộ máy chuyên nghiệp về bất động sản, đầu tư tài chính, đề cao văn hóa PVIF trên nguyên tắc “Sáng tạo, tốc độ, trung thực và trách nhiệm”. Phát triển công ty theo mô hình công ty cổ phần mẹ (PVIF Holding) bằng việc xây dựng hệ thống các đơn vị thành viên là Chi nhánh, Công ty bất động sản, Công ty chứng khoán tại các khu vực thị trường quan trọng như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và các địa bàn trong yếu khác”.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Cựu lãnh đạo của ông lớn ngành thép bị bắt, mở rộng vụ án hối lộ tại Quảng Ngãi

Ông Đinh Văn Chung đã tham gia trực tiếp vào công tác quản lý, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng trong quá trình xây dựng và vận hành các siêu dự án thép của Hòa Phát.

Tiếp tục đọc

‘Doanh nghiệp của người Việt ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số’

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, thay vì tập trung chủ yếu vào kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp của người Việt Nam ở nước ngoài đã mở rộng sang công nghiệp số, công nghệ thông tin.

Tiếp tục đọc

Vì sao thị trường bất động sản phục hồi chậm?

Một số chuyên gia kinh tế nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho thị trường bất động sản phục hồi chậm hơn so với dự kiến, trong đó tâm lý "chờ đợi" của nhà đầu tư được xem là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó, vướng mắc trong khâu cấp phép dự án vẫn tiếp tục gây sức ép lên doanh nghiệp cũng như nguồn cung mới đưa ra thị trường.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay