Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao: Liên kết chặt chẽ để đảm bảo đầu ra cho nông dân

Đẩy mạnh sản xuất lúa chất lượng cao: Liên kết chặt chẽ để đảm bảo đầu ra cho nông dân

Trong những năm gần đây, sản xuất lúa chất lượng cao đang trở thành xu hướng tất yếu trong chiến lược nâng cao giá trị hạt gạo Việt. Tuy nhiên, để mô hình này thực sự bền vững, bài toán đầu ra ổn định và nguồn lực tài chính vẫn là những thách thức cần được giải quyết đồng bộ.

Đại diện Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, các mô hình trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL đã đạt được những thành công nhất định. Ưu điểm của các mô hình này là giúp giảm chi phí sản xuất từ 8,2 – 24,2% nhờ giảm 30-50% lượng giống, tiết kiệm 30-70kg phân bón/ha, giảm 1-4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và cắt giảm 30-40% lượng nước tưới. Đồng thời, năng suất tăng 2,4-7%, giúp nâng cao thu nhập của nông dân thêm 12-50%, tương đương lợi nhuận tăng từ 4 – 7,6 triệu đồng/ha so với canh tác truyền thống.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc HTX nông nghiệp Thành Tâm (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) chia sẻ, đơn vị đã liên kết với doanh nghiệp từ giống, vật tư đến thu mua. Hợp đồng rõ ràng giúp nông dân yên tâm sản xuất, không lo rớt giá hay bị ép giá như trước đây.

Tuy nhiên, không phải mô hình nào cũng thuận lợi như vậy. Nhiều nơi vẫn gặp khó trong khâu tiêu thụ, thiếu liên kết bền vững với doanh nghiệp, đặc biệt là thiếu vốn đầu tư ban đầu để chuyển đổi sản xuất theo tiêu chuẩn cao.

Theo PGS.TS Lê Thanh Phương, chuyên gia nông nghiệp tại Đại học Cần Thơ, một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm lúa chất lượng cao khó tiêu thụ là do sản xuất chưa gắn chặt với thị trường. Chúng ta vẫn đang thiếu những chuỗi giá trị khép kín, nơi mà doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, từ định hướng sản phẩm đến bao tiêu đầu ra. Nếu chỉ sản xuất tốt mà không có thị trường ổn định thì rất dễ rơi vào tình trạng “được mùa mất giá”.

Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao góp phần nâng tầm giá trị hạt gạo Việt trên thị trường quốc tế

Nhiều chuyên gia cũng đề xuất cần xây dựng thương hiệu vùng miền cho các giống lúa đặc sản, đồng thời tăng cường xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm vào các siêu thị, sàn thương mại điện tử và các thị trường xuất khẩu có giá trị cao như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, vốn đầu tư cũng là một rào cản lớn trong quá trình chuyển đổi mô hình. Để sản xuất lúa chất lượng cao, nông dân cần đầu tư giống, vật tư đầu vào chất lượng, áp dụng kỹ thuật canh tác mới và hạ tầng đồng bộ, những điều này đòi hỏi nguồn tài chính không nhỏ.

Ông Trần Văn Khải, Giám đốc Công ty TNHH Nông nghiệp Minh Phú (An Giang) cho biết, doanh nghiệp muốn đầu tư vùng nguyên liệu 500 ha sản xuất lúa hữu cơ, nhưng khó tiếp cận vốn vay ưu đãi. Nhiều ngân hàng vẫn yêu cầu tài sản thế chấp hoặc thủ tục phức tạp khiến doanh nghiệp và nông dân nản lòng.

Trước thực trạng khó khăn về vốn cho mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Việt Nam Đào Minh Tú đã nhiều lần nhấn mạnh: “Hệ thống ngân hàng cần tiếp tục đồng hành với nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là những mô hình sản xuất quy mô lớn, gắn với công nghệ cao, sản phẩm chất lượng và chuỗi giá trị bền vững”.

NHNN sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên nguồn vốn cho nông nghiệp, linh hoạt hơn trong điều kiện vay, rút ngắn quy trình và hướng dẫn cụ thể để người dân, hợp tác xã dễ tiếp cận hơn. Đồng thời, NHNN sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường để rà soát, điều chỉnh các chính sách tín dụng phù hợp với thực tiễn chuyển đổi sản xuất.

Theo các chuyên gia, để đẩy mạnh mô hình lúa chất lượng cao, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp chính, đó là thúc đẩy liên kết sản xuất – tiêu thụ theo chuỗi, hỗ trợ hợp tác xã tiếp cận doanh nghiệp và ngược lại. Nhà nước có vai trò hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, chi phí xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư hạ tầng, chuyển giao khoa học kỹ thuật; Cải cách chính sách tín dụng, tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn. Có thể áp dụng mô hình tín dụng theo mùa vụ, tín chấp bằng hợp đồng liên kết thay vì yêu cầu tài sản thế chấp; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế. Cần có chiến lược lâu dài trong phát triển thương hiệu, truy xuất nguồn gốc và nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm.

Việt Nam đang có cơ hội lớn khi thị trường quốc tế ngày càng quan tâm đến nông sản chất lượng cao, bền vững và thân thiện môi trường. Nếu giải quyết được “nút thắt” đầu ra và vốn đầu tư, mô hình sản xuất lúa chất lượng cao không chỉ mang lại thu nhập tốt cho người nông dân mà còn góp phần nâng tầm giá trị hạt gạo Việt trên thị trường quốc tế.

Đức Hiền

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Hơn 1.300 đơn vị tại Quận 12, TP.HCM bị khóa thẻ BHYT trong tháng 5/2025

Bảo hiểm xã hội Quận 12 vừa công bố danh sách 1.375 đơn vị bị khoá thẻ BHYT trong tháng 5/2025 do nợ, số liệu nợ được tính đến ngày 30/4/2025.

Tiếp tục đọc

Kho bạc Nhà nước đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Kho bạc Nhà nước vừa ban hành Công điện số 01/CĐ-KBNN đề nghị toàn hệ thống thực hiện nghiêm túc một số nội dung để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Tiếp tục đọc

Trái phiếu bất động sản sẽ tăng dần về cuối năm vì áp lực tài chính

Các doanh nghiệp bất động sản đã trở lại phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 4/2025. Theo các chuyên gia, áp lực tài chính lên các doanh nghiệp bất động sản sẽ tiếp tục cao trong thời gian tới, điều này khiến giá trị phát hành trái phiếu cũng sẽ tăng mạnh trong 3 quý cuối năm.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay