Đề xuất 6 giải pháp kiểm soát lạm phát trong năm 2025

Đề xuất 6 giải pháp kiểm soát lạm phát trong năm 2025

Để lạm phát năm 2025 được kiểm soát ở mức phù hợp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới.

Cục Thống kê vừa cho biết, trong bối cảnh diễn biến thị trường quốc tế phức tạp, bất ổn và ảnh hưởng đến cung-cầu hàng hóa nhưng lạm phát của Việt Nam được kiểm soát ở mức phù hợp để hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị WinMart (quận Cầu Giấy). Ảnh: Đỗ Tâm

Theo đó, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I-2025, CPI tăng 3,22% so với năm 2024.

Các yếu tố làm tăng CPI quý I-2025 so với cùng kỳ năm trước gồm: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch.

Theo Cục Thống kê, lạm phát được kiểm soát hiệu quả nhờ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, ổn định thị trường ngoại hối; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ…

Để lạm phát năm 2025 được kiểm soát ở mức phù hợp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, Cục Thống kê kiến nghị, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, từ đó, kịp thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có biện pháp ứng phó phù hợp, đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.

Bảo đảm thông suốt hoạt động cung ứng, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ, nhất là các mặt hàng chiến lược có khả năng bị ảnh hưởng từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và xung đột căng thẳng địa chính trị.

Trên cơ sở bám sát diễn biến giá cả của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thịt lợn, xăng dầu, gas…), các cấp, ngành có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động, chuẩn bị các nguồn hàng vào dịp lễ nhằm hạn chế tăng giá.

Đồng thời, cần có các biện pháp kiểm soát, bình ổn giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, tránh để xảy ra hiện tượng tăng giá bất hợp lý, tung tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.

Ngoài ra, cần quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các loại dịch vụ do Nhà nước quản lý phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát của nền kinh tế. Điều hành linh hoạt đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân.

Anh Minh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

SAM: Chứng khoán Quốc Gia mua vào hơn 5,9 triệu cổ phiếu SAM

Chứng khoán Quốc Gia mua hơn 5,92 triệu cổ phiếu SAM, chiếm 1,56% vốn doanh nghiệp. Giao dịch diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu này tăng cao nhất trong 3 tháng gần đây.

Tiếp tục đọc

PTB: Phú Tài lãi hơn 304 tỷ đồng sau 6 tháng, hoàn thành 64% kế hoạch năm

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Phú Tài ước tính doanh thu đạt 3.574 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 304,5 tỷ đồng, hoàn thành lần lượt 54% và 64% kế hoạch cả năm.

Tiếp tục đọc

Tỷ phú Trần Bá Dương chính thức thu hoạch sầu riêng Monthong, 25-30 tấn lên kệ EMart

Được biết, THACO AGRI thành lập vào năm 2019, là thành viên của THACO hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp với tổng vốn điều lệ ban đầu là 15.000 tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay