ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA TIẾP THEO?

ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA TIẾP THEO?

“Động thái bơm tiền chưa từng có tiền lệ kể từ tháng 03/2020 đang tạo ra một thị trường giá tăng trên hầu hết các loại tài sản, một thực tế hoàn toàn cách xa với tình trạng kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân đang sụt giảm nghiêm trọng.

Yếu tố vĩ mô là bơm tiền và dịch bệnh sẽ là các yếu tố chủ đạo tác động lên việc ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA TIẾP THEO. Vậy một vấn đề cần làm rõ nếu bạn đi theo cách tiếp cận vĩ mô này thì bản chất bạn đang betting vào mối quan hệ nhân quả nào ? Những biến số nào bạn cần lưu tâm ?

Covid là sự kiện bất khả kháng, cũng rất khó để đánh giá bao giờ dịch kết thúc. Nhưng bơm tiền là việc con người tạo ra và có thể chủ động trong việc quyết định có bơm hay không. Để cố gắng giải thích cho tác động của việc bơm tiền, mình sử dụng một model truyền thống trong lý thuyết về số lượng tiền, lạm phát và cầu tiền theo Irving Fisher đã chỉ ra năm 1911 trong cuốn “Sức mua của tiền tệ” (các bạn tò mò có thể google công thức này). Nó cũng đơn giản thôi :

M x V = P x Y, trong đó:

  • M là lượng tiền cung ra nền kinh tế (mình không đi sâu vào các khái niệm phức tạp vì hiểu như vậy cũng là tạm đủ để tư duy rồi)
  • V là tốc độ vòng quay tiền : Hiểu đơn giản là nếu ai cho bạn 1 đồng bạn bỏ vào bank quên luôn thì tốc độ vòng quay tiền rất thấp. Nhưng nếu bạn buôn bán thì nó sẽ lưu thông xoay vòng nhanh hơn.
  • P là mức giá cả :Tạm hiểu đơn giản là lạm phát
  • Y là tổng lượng sản xuất của nền kinh tế: Tạm hiểu là nếu Y tăng có nghĩa là kinh tế tăng trưởng và ngược lại.

OK bối cảnh kinh tế hiện tại có thể diễn giải thế nào trong mô hình lý thuyết này ?

  1. Covid xuất hiện tác động đột ngột đến cả cung nền kinh tế làm Y sụt giảm và cầu của nền kinh tế làm V sụt giảm. Cách thức tạo ra suy thoái lần này RẤT KHÁC so với các cuộc suy thoái hay khủng hoảng đã từng có trong lịch sử. Do vậy, cách thức đối phó với suy thoái lần này rất không chắc chắn, không ai biết nó đi về đâu.
  2. Y sụt giảm kéo dài sẽ tạo ra thất nghiệp, thu nhập người dân giảm dẫn đến tiêu dùng giảm và nếu không can thiệp có thể làm P giảm và V giảm hơn. Điều đó tạo ra giảm phát, thứ mà không một ngân hàng TW nào trên thế giới muốn vì cứu giảm phát khó hơn cứu lạm phát nhiều, thà lạm phát còn hơn. Đấy là bài học rút ra từ cuộc Đại khủng hoảng những năm 1929-1937. Để hi vọng kéo Y tăng, FED tăng M và chính phủ Mỹ thì cho tiền người dân đi tiêu để tăng V.
  3. Thế nhưng Covid vẫn chưa được khống chế khiến V không tăng được (bạn thấy đó, đi du lịch tí đã bùng dịch loạn lên). Các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô khiến Y vẫn giảm. M tăng chưa làm P tăng theo nghĩa lạm phát tăng trong khi V cũng chưa tăng nhưng đã đẩy giá các loại tài sản tăng.Do đó, có hiện tượng giá cổ phiếu tăng không phải vì doanh nghiệp tăng lợi nhuận mà là vì giá cổ phiếu lạm phát so với tiền. Mà để cho P và Y không sập trong khi chưa tăng được V thì chỉ có cách tăng M.

Tạm thời hiện trạng nó đang dừng lại ở bối cảnh như vậy. Giờ là lúc bạn cần review lại khoản đặt cược của mình. Có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra khi dự báo ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA TIẾP THEO. Bảng dưới đây nêu ra các trường hợp có thể xảy ra với giả định từ điểm này có thể FED vẫn bơm tiền tiếp hoặc dừng lại nhưng chưa thu tiền về khi kinh tế chưa hồi phục.

Hơi đau đầu chút đúng không các bạn, nhưng vẫn còn dễ chán so với làm toán thời đi học. Mà làm toán nó không biết có ra tiền ntn chứ cái này bốc đúng nó có thể ra tiền. Việc nhận định trường hợp nào sẽ xảy ra tiếp theo sẽ RẤT QUAN TRỌNG dẫn đến quyết định betting như thế nào.” – tác giả Nguyễn Nam.

V: vận tốc và độ trễ tác động của các yếu tố, hay độ lớn của các yếu tố (vd M và V cái nào quan trọng hơn cái nào?). Chiếu theo bộ khung tư duy này LeoX tin vào kịch bản 2 giai đoạn.

I/ Giai đoạn 1 là M tăng x V giảm = P const x Y giảm –> Tiền bơm nhưng V ko tăng, Y cũng giảm do tâm lý bi quan và thu hẹp chi tiêu cũng như sản xuất. P chưa tăng vì M chủ yếu hạ cánh ở tài sản tài chính. Bơm tiền mới chỉ giải quyết đc vấn đề thanh khoản trước mắt nhưng gây ra hậu quả về lạm phát giá tài sản, chưa phản ánh vào giá hàng hóa. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến khi các tình huống sau xảy ra tạo nên giai đoạn 2.

II/ Giai đoạn 2: (1) Tâm lý và niềm tin phục hồi –> V tăng lại –> Y tăng lại. Tiền trú ẩn ở tài sản tài chính đổ ra chi tiêu và sản xuất –> P tăng lại : Đây vẫn là kịch bản lạm phát cao nhưng có lẽ vẫn là kịch bản tương đối tích cực.

(2) V ko phục hồi nhưng M ko thể dừng tăng vì dừng sẽ khiến V càng ko còn xác suất tăng lại + rủi ro khủng hoảng thanh khoản (liquidity crisis) –> Tình huống này M sẽ bơm đến khi nào còn có thể vì giảm phát thì còn tệ hơn. Tất nhiên M ko thể tăng mãi mãi k giới hạn. –> Kịch bản này sẽ dẫn đến siêu lạm phát.

Có thể quan sát đc vài điểm:

(i) Lãi suất ko còn room để hạ như 2007

(ii) Bơm tiền cứu trợ lần 1 tương đương toàn bộ các gói cứu trợ của khủng hoảng tài chính rồi nhưng hiện chưa thấy bức tranh sáng sủa hơn

(iii) Dịch bệnh và khủng hoảng tác động đến sâu rộng dân chúng chứ ko phải bail out để cứu 1 số chú too big to fail, tình huống này khó hơn nhiều cứu mấy gã khổng lồ

(iv) Chênh lệch giàu nghèo, căng thẳng chính trị cũng ở mức lớn hơn nhiều.

Nhiều yếu tố cho thấy lần này sẽ khó, nhưng M bơm đến lúc nào và kéo dài đc bao lâu LeoX cũng chả biết được. Khi M còn tăng, tài sản tài chính như Cổ phiếu vẫn có thể có lợi nhuận hấp dẫn hơn vàng nhờ bong bóng tài sản, nhưng có tham gia vào cái bong bóng này ko thì không nên. Biết cái gì nên bỏ cũng khó như chọn cái gì để ăn và nó là lựa chọn theo identity của mỗi người.

# Nguồn bài viết ở trên: chắc lọc từ các bài viết về kinh tế vĩ mô thời gian gần đây của tác giả Nguyễn Nam và LeoX ở website LeoX.vn

Nhận định của Địa ốc Trí Tín: sau dịch chúng ta thấy rõ là lạm phát tăng (giá cả hàng hóa tăng) dẫn đến đồng tiền cần tìm nơi trú ẩn an toàn. Những lúc này, các nhà đầu tư F0 trước khi tham gia bất kỳ thị trường nào (dù là vàng, chỉ số hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, bđs…) cũng cần trang bị kiến thức nền tảng, tránh đầu tư theo tin tức hay FOMO (fear of missing out). Nếu chọn đầu tư bđs phải nhìn vào giá trị sử dụng của bđs đó, tự đặt và tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Mức giá hiện tại của bđs đó có phù hợp với giá trị của nó hay đã bị thổi giá quá cao so với giá trị thật? Có thể bán lại cho người mua ở được không? Còn tiềm năng tăng trưởng hay không? Những tiềm năng đó là gì? Pháp lý? Tính thanh khoản?…)

Tác giả: Nguyễn Nam – LeoX.vn

Xem thêm >>> SIÊU LẠM PHÁT 1923 TẠI ĐỨC

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

CHUYÊN ÐỀ: NHỮNG SAI LẦM TRONG ÐẦU TƯ (PHẦN 1)

LeoX khởi tạo series này để viết về những ngộ nhận trong đầu tư mà khá...

Tiếp tục đọc

CÁCH CHECK QUY HOẠCH TRỰC TUYẾN CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2024

Tra cứu quy hoạch trực tuyến ngày càng được sử dụng rộng rãi vì giúp tiết...

Tiếp tục đọc

TỪ 1/1/2025, 105 THÀNH PHỐ, THỊ XÃ TRÊN TOÀN QUỐC SẼ BỊ SIẾT PHÂN LÔ BÁN NỀN, CHUYÊN GIA DỰ BÁO KHÓ CÓ SỐT ĐẤT

Với động thái siết phân lô bán nền có hiệu lực vào 1/1/2025, chuyên gia cho...

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay