Doanh nghiệp bán lẻ điện máy và công nghệ sẽ có ‘cửa sáng’ dù thị trường bão hòa?

Doanh nghiệp bán lẻ điện máy và công nghệ sẽ có ‘cửa sáng’ dù thị trường bão hòa?

Mặc dù thị trường điện máy và công nghệ đang bão hòa, cạnh tranh gay gắt, nhưng các doanh nghiệp bán lẻ ở lĩnh vực này được dự báo vẫn có “cửa sáng” tăng trưởng trong năm 2025 và các năm tới nhờ vào lối đi thích hợp, cố gắng co kéo thị phần. Nhất là có sự “tiếp sức” từ xu hướng tiếp nhận công nghệ mạnh mẽ của thế hệ người tiêu dùng mới.

Báo cáo cập nhật trong thượng tuần tháng 1/2025 về một “ông lớn” mảng bán lẻ điện máy và công nghệ là CTCP Thế giới số (DGW) được Công ty chứng khoán FPTS dự kiến có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) vào khoảng 13,4%/năm trong 5 năm tới.

Vẫn có tăng trưởng ở từng phân khúc

Theo đó, doanh thu mảng máy tính xách tay và máy tính bảng của DGW dự kiến sẽ tăng trưởng với CAGR là 4,2%/năm. Điều này nhờ hưởng lợi từ xu thế sử dụng máy tính xách tay tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) được cao cấp hóa và thế mạnh trong việc phân phối các sản phẩm cao cấp.

Xu hướng tiếp nhận công nghệ mạnh mẽ của thế hệ người tiêu dùng mới sẽ giúp DN bán lẻ điện máy và công nghệ có “cửa sáng” tăng trưởng trong năm 2025.

Riêng mảng điện thoại di động, trong 5 năm tới, doanh thu của DGW dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức CAGR vào khoảng 13,1%/năm nhờ Xiaomi sẽ tiếp tục gia tăng thị phần khi xu hướng hợp nhất thị trường sẽ tiếp diễn đối với sản phẩm điện thoại chạy hệ điều hành Android.

Bên cạnh đó, doanh thu mảng thiết bị gia dụng của DGW dự kiến tăng trưởng với CAGR vào khoảng 29,8%/năm. Điều này nhờ thị trường thiết bị gia dụng nhỏ còn nhiều dư địa tăng trưởng. Còn doanh thu thiết bị vạn vật kết nối (IoTs) dự kiến sẽ tăng trưởng với CAGR là 15,5%/năm. 

Ngoài ra, doanh thu thiết bị văn phòng (ngoài IoTs) của nhà bán lẻ này dự kiến tăng trưởng với CAGR là 20,2%/năm, nhờ việc đầu tư vào trung tâm dữ liệu và nhu cầu chuyển dữ liệu lên đám mây vẫn là xu hướng trong dài hạn và thị trường thiết bị công nghiệp có tiềm năng rất lớn khi thị trường còn khá phân mảnh với quy mô lớn.

Từ những con số dự báo tỷ lệ tăng trưởng như trên ở một số phân khúc, phần nào cho thấy “cửa sáng” vẫn đến với doanh nghiệp (DN) bán lẻ mặt hàng điện máy và công nghệ dù cho thị trường đang trong giai đoạn bão hòa.

Như nhận định mới đây từ Bộ phận phân tích thuộc Công ty chứng khoán MBS, triển vọng tăng trưởng của ngành bán lẻ ICT-CE (điện thoại di động và điện máy) trong giai đoạn 2025-2026 dự báo sẽ không mạnh, do thị trường này đã đạt mức bão hòa.

Mặc dù vậy, phía MBS dự báo rằng đến năm 2025, các DN trong ngành bán lẻ ICT – CE sẽ không còn đóng mạnh các cửa hàng vật lý, thay vào đó là tập trung các chương trình kích thích chi tiêu mua sắm điện tử tiêu dùng, trong bối cảnh chi tiêu tiêu dùng được dự báo sẽ tiếp tục cải thiện hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ vào tác động tích cực từ các yếu tố vĩ mô của Việt Nam.

Giới phân tích cho rằng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng ICT – CE có khả năng quay trở lại mức bình thường trước đại dịch Covid-19 và việc tái cấu trúc sẽ kết thúc trong năm 2025-2026. 

Chẳng hạn như nhu cầu tiêu thụ dần trở lại sẽ giúp cho thị trường điện tử tiêu dùng ước tính tăng 9% trong năm 2025. Nhất là sự phổ biến ngày càng tăng của điện thoại thông minh (smartphone) 5G và hỗ trợ AI tại Việt Nam. Và có thể nhu cầu smartphone sẽ tăng trưởng khả quan từ mức nền thấp, từ đó doanh thu thị trường smartphone tại Việt Nam ước tính tăng 10% trong năm 2025-2026.

Hay như thị trường thiết bị gia dụng thông minh được dự báo sẽ tăng trưởng 11% trong năm 2025 và 2026. Điều này dựa trên cơ sở Việt Nam vẫn là quốc gia có tỷ lệ kết nối IoT trên mỗi người thấp (0.2 kết nối/người), và xu hướng tiếp nhận công nghệ mạnh mẽ từ thế hệ người tiêu dùng mới là động lực thúc đẩy tăng trưởng thị trường sản phẩm điện tử tiêu dùng tích hợp IoT trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, sự thâm nhập mạnh mẽ của các thương hiệu có sản phẩm điện tử tiêu dùng tích hợp IoT với mức giá trung bình sẽ phù hợp với khả năng chi trả và nhu cầu tiêu dùng của người Việt.

Cố gắng co kéo thị phần

Trong khi đó, nhận định riêng về phân khúc bán lẻ mặt hàng ICT trong năm 2025, Bộ phận phân tích Công ty chứng khoán ABS lưu ý thị trường bán lẻ ICT trong nước đã bước vào giai đoạn bão hòa với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 5% CAGR từ năm 2025 đến 2030. Động lực trong thời gian tới của mảng ICT sẽ đến từ việc Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa hạ tầng công nghệ như 5G, trung tâm dữ liệu, ứng dụng AI.

Đối với thị trường điện thoại di động, theo ABS, việc triển khai mạng 5G sẽ hướng đến mỗi người dân sở hữu một smartphone siêu tốc độ – siêu kết nối, đồng nghĩa với nhu cầu đổi mới các sản phẩm điện tử sang phân khúc hiện đại, công nghệ cao sẽ trở nên cấp thiết. 

Tuy nhiên, một số mặt hàng điện thoại thông minh có thể sẽ trở nên đắt đỏ hơn trong năm 2025 do giá chip và tấm bán dẫn tăng. Với việc hiện nay giá điện thoại ở phân khúc cao cấp đã gần chạm ngưỡng mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả, việc tăng giá bán cho các sản phẩm này có thể sẽ khiến doanh thu sụt giảm.

Còn đối với thị trường máy tính, xu hướng tích hợp AI sẽ thúc đẩy nhu cầu thay mới máy tính và là động lực tăng trưởng cho thị trường này. Dự báo 70% số lượng máy tính được phân phối sẽ tích hợp AI vào năm 2028. 

“Tuy cuộc chiến giá đã kết thúc, cạnh tranh ở mảng ICT là rất lớn và chúng tôi cho rằng doanh thu mảng ITC có thể tăng trưởng nhưng biên lợi nhuận sẽ khó cải thiện. Hiện các ông lớn trong ngành cũng đang cố gắng co kéo thị phần”, chuyên viên phân tích của ABS nhận định.

Theo đó, CTCP Thế Giới Di Động dự kiến sẽ không mở thêm cửa hàng điện thoại, điện máy mà chỉ tập trung nâng cấp các cửa hàng hiện có.

Riêng FPT shop đã phải tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách đóng cửa các cửa hàng yếu kém và lấn sân sang mảng điện máy, bước đầu đã thành công khi chuỗi bắt đầu có lãi trở lại. 

Biên lợi nhuận của nhà bán lẻ ICT – CE này đã được cải thiện từ 10% lên trên 13% sau khi chuyển hướng kinh doanh sang điện máy trong bối cảnh ngành hàng điện thoại, máy tính có sự cạnh tranh mạnh mẽ và mang lại biên lợi nhuận thấp. Và biên lợi nhuận của FPT shop được kỳ vọng sẽ giữ được ở mức này trong năm 2025, tuy vậy cũng không loại trừ rủi ro khi nhu cầu với mảng điện máy yếu và cạnh tranh từ các đối thủ sẽ thu hẹp biên lợi nhuận của FPT shop và khiến chuỗi tiếp tục thua lỗ.

Giới phân tích cho rằng doanh thu của FPT shop sẽ tăng 5% vào năm 2025 cùng với sự phục hồi tiêu dùng và chu kỳ thay thế điện thoại di động (4-5 năm sau nhu cầu tăng cao bất thường vào năm 2021). Biên lợi nhuận trước thuế dự kiến sẽ cải thiện vào năm 2025 khi cạnh tranh về giá trở nên ít gay gắt hơn do mức tồn kho của công ty đối thủ (Thế Giới Di Động) đã giảm và các nỗ lực tối ưu hóa chi phí. 

Tuy nhiên, sự phục hồi biên lợi nhuận của FPT shop sẽ chậm hơn nhiều so với đối thủ Thế Giới Di Động do tỷ trọng doanh thu từ điện thoại di động (khoảng 70% doanh thu) đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ thương mại điện tử.

Thế Vinh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lý do gì khiến nhân dân tệ chạm mức thấp nhất 16 tháng?

Nội tệ Trung Quốc đã suy yếu xuống mức thấp nhất trong 16 tháng sau dữ liệu kinh tế mạnh mẽ của Hoa Kỳ và khi khả năng tăng thuế quan mạnh từ chính quyền Trump sắp tới làm dấy lên lo ngại về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tiếp tục đọc

Kinh tế – xã hội năm 2024 phục hồi tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng

Chiều 8/1, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn Chính phủ Trần Văn Sơn.

Tiếp tục đọc

Sự thống trị của đồng USD giảm dần khi các ngân hàng trung ương đa dạng hóa dự trữ

Tỷ trọng của USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm, hiện chỉ còn 57,4%. Điều này phản ánh xu hướng chuyển dịch sang các loại tài sản khác như vàng và các đồng tiền khác, cho thấy sự thay đổi trong chiến lược đầu tư của các ngân hàng trung ương nhằm tối ưu hóa lợi suất và giảm thiểu rủi ro.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay