Doanh số vũ khí toàn cầu đạt kỉ lục: Nga, Mỹ, Trung nước nào thu lời “khủng” nhất?

Doanh số vũ khí toàn cầu đạt kỉ lục: Nga, Mỹ, Trung nước nào thu lời “khủng” nhất?

Xung đột lan rộng khắp thế giới, nước nào đang hưởng lợi nhờ bán vũ khí?

Ngành công nghiệp vũ khí bùng nổ do xung đột và căng thẳng địa chính trị

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), doanh thu vũ khí toàn cầu năm 2023 đạt 632 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2022. Nguyên nhân chính đến từ xung đột leo thang tại Ukraine, Gaza và căng thẳng địa chính trị ở châu Á, làm gia tăng nhu cầu mua sắm vũ khí trên toàn thế giới.

100 công ty vũ khí lớn nhất do SIPRI theo dõi đã lần đầu tiên đạt doanh số trên 1 tỷ USD mỗi công ty, cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong nhu cầu vũ khí toàn cầu. Doanh thu tăng ở hầu hết các khu vực, trong đó Nga và Trung Đông ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất, lần lượt là 40% và 18%. Các công ty ở châu Á – Thái Bình Dương chứng kiến mức tăng 5,7%, trong khi Bắc Mỹ và châu Âu chỉ tăng nhẹ lần lượt 2,4% và 0,2%.

Theo ông Lorenzo Scarazzato, nhà nghiên cứu của SIPRI, doanh thu vũ khí đã tăng mạnh trong năm 2023 và có khả năng tiếp tục tăng trong năm 2024. Mặc dù vậy, nhu cầu vẫn vượt xa khả năng sản xuất, buộc các công ty phải triển khai các chiến dịch tuyển dụng để bổ sung nguồn lực.

Các cuộc xung đột gia tăng khiến nhu cầu về vũ khí tăng vọt

Mỹ thống lĩnh thị trường, Nga tăng tốc sản xuất

Với 41 công ty lọt vào Top 100 của SIPRI, Mỹ tiếp tục dẫn đầu ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu. Năm 2023, các công ty Mỹ ghi nhận doanh thu từ vũ khí đạt 317 tỷ USD, chiếm một nửa tổng doanh thu của Top 100.

Trong số này, 30 công ty ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu. 5 công ty vũ khí lớn nhất trong bảng xếp hạng cũng đều đến từ Mỹ, chiếm tới 31% tổng doanh thu của Top 100. Tuy nhiên, chỉ có ba công ty lớn là Northrop Grumman (+5,8%), Boeing (+2,0%) và General Dynamics (+3,2%) có mức tăng trưởng thực tế.

Trong khi đó, doanh thu từ các nhà sản xuất vũ khí của Nga năm 2023 ước đạt 25,5 tỷ USD, tăng đột biến 40% so với năm 2022. Mức tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu nhờ vào tập đoàn nhà nước Rostec – đơn vị kiểm soát nhiều nhà sản xuất vũ khí lớn của Nga.

Rostec ghi nhận doanh thu tăng 49%, nhưng dữ liệu chi tiết của 7 công ty con không được công khai. Theo SIPRI, sản lượng sản xuất vũ khí của Nga đã tăng mạnh trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine kéo dài.

Các loại vũ khí chủ chốt được Nga đẩy mạnh sản xuất gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV, xe tăng, đạn dược và tên lửa. Việc hiện đại hóa kho vũ khí cũ cũng được chú trọng nhằm duy trì năng lực chiến đấu lâu dài.

Các quốc gia khác cũng đua nhau tăng cường sức mạnh quân sự

Năm 2023, các công ty Israel cũng đạt doanh số kỷ lục 13,6 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà sản xuất vũ khí, bao gồm nhà sản xuất máy bay không người lái Baykar, đạt mức tăng trưởng doanh số 24%, nhờ các khoản đầu tư quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ và nhu cầu từ Ukraine.

Tại châu Á, 23 công ty vũ khí có mặt trong Top 100 của SIPRI, ghi nhận tổng doanh thu 136 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2022. Các công ty vũ khí Hàn Quốc dẫn đầu làn sóng tái vũ trang với mức tăng doanh số trung bình 39%, tiếp theo là các công ty Nhật Bản với mức tăng 35%.

Trong khi đó, doanh thu của các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc chỉ tăng khiêm tốn 0,7%, đạt tổng cộng 103 tỷ USD, do nền kinh tế nước này phải đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn. 

Tại Ấn Độ, các sáng kiến “Sản xuất tại Ấn Độ” của chính phủ đã giúp 3 công ty vũ khí lớn nhất nước này – Hindustan Aeronautics, Bharat Electronics và Bharat Dynamics – ghi nhận doanh thu tăng 5,8% lên 6,7 tỷ USD.

Đài Loan (Trung Quốc) cũng ghi nhận sự gia tăng ấn tượng. Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung Sơn (xếp hạng 47) ghi nhận doanh thu tăng 27% lên 3,2 tỷ USD, nhờ vào nhu cầu trong nước đối với tên lửa, UAV và hệ thống radar.

Anh Tuấn (Theo Eur Asian Times)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Xuất khẩu nhiên liệu của Nga giảm mạnh do suy thoái lọc dầu

Nga ghi nhận xuất khẩu nhiên liệu qua đường biển giảm 9%, xuống 2,2 triệu thùng/ngày, do ưu tiên nội địa và ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị.

Tiếp tục đọc

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục biến động

Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có sự giảm nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng giảm, có thời điểm gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức dưới 500 USD/tấn.

Tiếp tục đọc

EU tăng cường nhập khẩu dầu Nga

Trong tháng 10 vừa qua, Liên minh châu Âu (EU) đã mua dầu từ Nga với tổng trị giá 687,5 triệu euro (khoảng 735,6 triệu USD), mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay