Đón 'đại bàng' Foxconn, AEON... đến làm tổ, một địa phương dự kiến hút 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025 - TRI TIN INVESTMENT

Đón ‘đại bàng’ Foxconn, AEON… đến làm tổ, một địa phương dự kiến hút 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Đón ‘đại bàng’ Foxconn, AEON… đến làm tổ, một địa phương dự kiến hút 10 tỷ USD vốn FDI đến năm 2025

Từ năm 2019 đến nay, Quảng Ninh đã tiếp đón, làm việc với khoảng 130 lượt đoàn tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu môi trường đầu tư.

Tỉnh Quảng Ninh đến nay đã hoàn thành mục tiêu về vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện giai đoạn 2021-2025 đề ra. Theo thống kê, từ năm 2021 đến hết tháng 6/2024, vốn FDI đăng ký trên địa bàn đạt  8,43 tỷ USD, bằng 281% kế hoạch toàn giai đoạn; vốn FDI thực hiện đạt 2,69 tỷ USD, bằng 134,5% kế hoạch. 

Dự kiến đến năm 2025, vốn FDI đăng ký tại Quảng Ninh đạt khoảng 10 tỷ USD, bằng 333,3% kế hoạch. Vốn FDI thực hiện dự kiến đạt khoảng 4,1 tỷ USD, bằng 205% kế hoạch.

Nhờ việc triển khai nhiều giải pháp tích cực trong công tác cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, từ năm 2019 đến nay, Quảng Ninh đã tiếp đón, làm việc với khoảng 130 lượt đoàn tổ chức, nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu môi trường đầu tư. Trong đó, có các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, doanh nghiệp lớn như: Foxconn, Lite-on, Coremax, Boltun (Đài Loan), Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương, Xiamen Sunrise (Trung Quốc), Mitsubishi, Sojitz (Nhật Bản), Daewoo E&c, Samsung Engineering (Hàn Quốc)…

Trên địa bàn tỉnh đến nay có 197 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 15,5 tỷ USD.

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, 9 tháng đầu năm, Quảng Ninh cấp mới giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) cho 27 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 1,7 tỷ USD.

Trong đó, có 2 dự án cấp mới GCNĐKĐT sau khi điều chỉnh dự án, bao gồm: Dự án Xưởng sản xuất vàng mã tại CCN Kim Sen (vốn đầu tư 0,82 triệu USD) và Dự án Trung tâm thương mại AEON Mall Hạ Long (vốn đầu tư hơn 214 triệu USD).

Số dự án cấp mới GCNĐKĐT cao gấp 1,4 lần cùng kỳ, với tổng vốn đầu tư đăng ký từ các dự án cao hơn cùng kỳ gần 2 lần. Tỉnh cũng đã điều chỉnh GCNĐKĐT cho 48 lượt dự án, cao gấp 9,5 lần cùng kỳ 2023. Trong đó, điều chỉnh tăng vốn 19 lượt dự án với số vốn tăng thêm 207,41 triệu USD, giá trị vốn tăng cao gấp 7,8 lần cùng kỳ 2023. 

Các dự án được cấp mới phần lớn thực hiện tại các khu công nghiệp thuộc địa bàn TX. Quảng Yên và huyện Hải Hà, đã đưa vốn FDI thu hút tại địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế đạt gần 1,6 tỷ USD, chiếm 87,2% tổng vốn FDI toàn tỉnh. 

Tính từ đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Quảng Ninh ở 6/21 ngành kinh tế quốc dân. Đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư gần 1,6 tỷ USD, chiếm 85,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong đó, có 3 dự án có quy mô vốn đầu tư trên 200 triệu USD. Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là ngành dẫn đầu với 23 dự án cấp mới (chiếm 85,2%) và 15 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn (chiếm 79%).

Việc các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tập trung tại các KKT, KCN, CCN phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh đã được nêu rõ tại Nghị quyết số 01-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

HPG: CBTT kết quả KD quý 2 năm 2025

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát thông báo kết quả KD quý 2 năm 2025  như sau:

Tiếp tục đọc

HPG: Đạt lợi nhuận sau thuế hơn 7.600 tỷ đồng trong sáu tháng đầu năm, nâng sản lượng HRC lên 9 triệu tấn

Quý 2/2025, Tập đoàn Hòa Phát ghi nhận hơn 36 nghìn tỷ đồng doanh thu và 4.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Tập đoàn đạt doanh thu hơn 74 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 7.600 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 23% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Nga gióng hồi chuông cảnh báo với Tổng thống Putin về một vấn đề sống còn dân tộc, còn dai dẳng hơn xung đột Ukraine và lệnh trừng phạt

Kinh tế Nga đang đứng trước một thách thức dài hạn có thể kéo dài hơn cả cuộc xung đột với Ukraine và các lệnh trừng phạt từ phương Tây, đó là khủng hoảng nhân khẩu học ngày càng trầm trọng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay