Đồng nội tệ chịu áp lực lớn, nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất thuộc G20 vẫn bất ngờ cắt giảm lãi suất

Đồng nội tệ chịu áp lực lớn, nền kinh tế Đông Nam Á duy nhất thuộc G20 vẫn bất ngờ cắt giảm lãi suất

Ngân hàng trung ương Indonesia giảm lãi suất chuẩn 25 điểm cơ bản xuống 5,75%.

Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia, Perry Warjiyo. Ảnh: Reuters

Thứ Tư (15/1), Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) bất ngờ cắt giảm lãi suất chính sách, tiếp tục nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á.

Lãi suất mua lại đảo ngược 7 ngày giảm 25 điểm cơ bản xuống 5,75%, lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 9/2024.

Cả 30 nhà kinh tế được Reuters thăm dò đều dự đoán ngân hàng trung ương Indonesia sẽ giữ nguyên lãi suất bởi đồng rupiah đang chịu áp lực.

Ngân hàng cũng cắt giảm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay 25 điểm cơ bản xuống còn lần lượt 5% và 6,5%.

Sau động thái trên, đồng rupiah giảm xuống mức thấp nhất kể từ cuối tháng 7, đạt mức 16.320 đổi 1 USD.

Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia, Perry Warjiyo, cho biết quyết định hạ lãi suất gắn với kỳ vọng lạm phát thấp trong năm 2025-2026.

“Trong tương lai, ngân hàng sẽ tiếp tục điều hướng chính sách tiền tệ để duy trì lạm phát trong mục tiêu và tỷ giá hối đoái phù hợp với các nguyên tắc cơ bản, đồng thời vẫn tạo dư địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, Warjiyo cho biết.

BI cho biết tăng trưởng kinh tế năm 2024 có thể thấp hơn một chút so với mức trung bình dự báo 4,7%-5,5%. Cơ quan này cũng hạ triển vọng tăng trưởng năm 2025 xuống 4,7%-5,5% so với ước tính trước đó là 4,8%-5,6%.

Tháng 9 năm ngoái, ngân hàng trung ương lần đầu tiên hạ lãi suất sau hơn 3 năm, sau đó tiếp tục giữ nguyên tại các cuộc họp tiếp theo vào năm 2024 để hỗ trợ đồng rupiah. Đồng tiền Indonesia đang chịu áp lực khi chính sách của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc của Donald Trump vẫn chưa chắc chắn.

Lạm phát tại Indonesia là 1,57% trong tháng 12, gần mức đáy trong phạm vi mục tiêu 1,5-3,5%.

Indonesia là quốc gia Đông Nam Á duy nhất thuộc nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20).

Theo Reuters

Y Vân-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Dầu mỏ Bắc Cực của Nga chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh trừng phạt của Mỹ

Ngành dầu mỏ rộng lớn ở Bắc Cực của Nga đang đối mặt với sự gián đoạn nghiêm trọng do lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào các tàu chở dầu và kho chứa, khiến nguồn dầu thô vốn được các khách hàng châu Á ưa chuộng mắc kẹt trong kho, 3 nguồn tin quen thuộc với chuỗi cung ứng nói với AFP.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế ngày 15/1: Giao dịch trên ATM giảm gần 20%

Giao dịch trên ATM giảm gần 20%; Xuất khẩu rau quả đối diện khó khăn mới; Sẽ phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong năm 2025… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 15/1.

Tiếp tục đọc

Xây dựng kịch bản cung ứng điện ở mức cao nhất để phục vụ phát triển kinh tế

Để đảm bảo điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội với tăng trưởng kinh tế năm 2025, Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia theo ba kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay