Đồng USD ghi nhận chuỗi tăng giá dài nhất kể từ tháng 6/2024

Đồng USD ghi nhận chuỗi tăng giá dài nhất kể từ tháng 6/2024

Đồng USD mạnh lên trong phiên giao dịch ngày 8/11, qua đó nối dài đà tăng trong tuần qua.

Đồng USD. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo giới phân tích, đây là phản ứng của thị trường trước chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 47.

Các nhà phân tích dự đoán các đề xuất chính sách của ông Trump – bao gồm tăng thuế quan, siết chặt nhập cư, giảm thuế (cá nhân và doanh nghiệp) và bãi bỏ nhiều quy định kinh doanh – sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, vẫn chưa rõ những chính sách nào sẽ thực sự được ban hành. Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng đã giành được quyền kiểm soát Thượng viện và đang dẫn trước trong cuộc đua tại Hạ viện.

Chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt đã tăng vọt lên mức cao nhất trong bốn tháng là 105,44 vào ngày 7/11, nhưng sau đó đã giảm xuống, một phần do hoạt động chốt lời. Trong phiên 8/11, chỉ số này tăng 0,58% lên 105,01. Còn theo thước đo sức mạnh của đồng USD của Bloomberg, đồng USD đã tăng 0,3% trong tuần qua, đánh dấu tuần tăng thứ sáu liên tiếp. Đây là chuỗi tăng giá dài nhất của “đồng bạc xanh” kể từ tháng 6/2024.

Kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện trước cuộc bầu cử cho thấy niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tháng vào đầu tháng 11/2024. Thị trường đang chờ đợi số liệu về giá tiêu dùng tháng 10/2024 của Mỹ, dự kiến được công bố vào ngày 13/11.

Ông Athanasios Vamvakidis, người đứng đầu chiến lược ngoại hối toàn cầu của ngân hàng Bank of America, cho biết cho đến khi các chính sách của Mỹ được định hình rõ ràng hơn, diễn biến của đồng USD sẽ dựa trên số liệu kinh tế và kỳ vọng về lộ trình nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Fed ngày 7/11 đã cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm như dự đoán. Theo công cụ FedWatch của CME Group, các nhà giao dịch đang dự đoán 65% khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng 12 tới.

Phiên này, đồng euro giảm 0,85% xuống 1,0712 USD đổi 1 euro và ghi nhận đà giảm cho cả tuần qua.

So với đồng yen Nhật, đồng USD giảm 0,13% xuống 152,73 yen đổi 1 USD. Đồng yen được dự đoán sẽ chịu áp lực khi chênh lệch lãi suất của Nhật Bản với Mỹ ngày càng lớn.

Trong khi đó, đồng NDT của Trung Quốc suy yếu sau khi chính phủ nước này ngày 8/11 công bố gói hỗ trợ tài chính trị giá hơn 10.000 tỷ NDT (1.400 tỷ USD) để giảm bớt căng thẳng tài chính của chính quyền địa phương và ổn định đà tăng trưởng kinh tế. Chuyên gia Lynn Song của ING, cho rằng thị trường có thể đã hy vọng vào một gói kích thích lớn hơn.

Cũng trong phiên 8/11, bitcoin tăng 1,45% lên mức 77.068 USD, sau khi có thời điểm chạm mức cao kỷ lục 77.303,97 USD. Ông Trump được dự đoán sẽ tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho lĩnh vực tiền điện tử.

Khánh Ly  (TTXVN)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lãi suất cho vay bình quân trong tháng 4 giảm nhẹ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã đưa ra những thông tin đáng chú ý về diễn biến của thị trường tiền tệ, đặc biệt là về lãi suất trong thời gian qua.

Tiếp tục đọc

G7 bỏ qua thuế quan, cam kết giảm mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương từ các nước thuộc nhóm G7 hôm thứ Năm, cam kết giải quyết 'sự mất cân bằng quá mức' trong nền kinh tế toàn cầu và cho biết họ có thể tăng cường lệnh trừng phạt đối với Nga., theo Reuters

Tiếp tục đọc

Giới tài chính Nhật – Mỹ thừa nhận tỷ giá hối đoái do thị trường quyết định

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato vừa nhất trí rằng tỷ giá hối đoái USD - yên hiện phản ánh các yếu tố cơ bản.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay