Đồng USD mất dần ‘ngôi vương’: Một loạt tài sản dự trữ phi truyền thống bất ngờ ‘lên ngôi’, cả thế giới đang né tránh đồng bạc xanh

Đồng USD mất dần ‘ngôi vương’: Một loạt tài sản dự trữ phi truyền thống bất ngờ ‘lên ngôi’, cả thế giới đang né tránh đồng bạc xanh

Vàng và các đồng tiền tệ dự trữ khác, không phải euro hay Nhân dân tệ, đang dần soán ngôi vị thế của đồng USD là tài sản dự trữ hàng đầu thế giới, theo Wolf Richter, nhà phân tích và nhà xuất bản của trang phân tích tài chính Wolf Street.

Ông cho biết, vị thế của đồng USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu đã giúp Mỹ giải quyết tình trạng thâm hụt thanh khoản kép và đồng thời cũng tạo điều kiện cho mức thâm hụt tài khoá và thâm hụt thương mại khổng lồ hàng năm. 

Richter viết: “Vị thế đồng tiền tệ dự trữ được tạo nên nhờ các ngân hàng trung ương khác, không phải Fed, khi họ mua hàng nghìn tỷ USD tài sản như trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu Mỹ. Sự thống trị của đồng USD đóng vai trò quan trọng với Mỹ và khi vị thế này đang dần suy giảm thì rủi ro cũng tăng lên với tốc độ chậm.”

Richter chỉ ra dữ liệu COFER mới nhất của IMF, cho thấy vị thế thống trị của đồng bạc xanh đang sụt giảm vào năm 2024.

Ông lưu ý: “Tổng lượng nắm giữ chứng khoán được định giá bằng USD của các ngân hàng trung ương khác, không bao gồm Fed, đã giảm 59 tỷ USD xuống còn 6,63 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2024, từ mức 6,69 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2023.”

Ngoài ra, tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối vào cuối năm 2024 cũng giảm xuống còn 57,8%, mức thấp nhất kể từ năm 1994, giảm 7,3 điểm phần trăm trong 10 năm. Lý do là vì các ngân hàng trung ương đã đa dạng hoá các khoản nắm giữ trong nhiều năm sang các loại tiền tệ khác không phải USD và mua thêm vàng.

Trong khi đó, dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương tính theo các đồng tiền tệ, bao gồm cả USD, tăng lên 12,36 nghìn tỷ USD vào năm 2024 từ mức 12,35 nghìn tỷ USD vào năm 2023.

Ông chỉ ra, tính toán trên không bao gồm đồng nội tệ của các ngân hàng trung ương, chẳng hạn như các khoản nắm giữ trái phiếu chính phủ của Fed, trái phiếu định danh bằng euro của ECB hay các khoản nắm giữ tài sản bằng đồng yên của BOJ.

Đồng euro vẫn là đồng tiền dự trữ số 2 thế giới, với lượng nắm giữ là 2,27 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2024. Tỷ trọng của đồng tiền này ở mức khoảng 20% trong nhiều năm, với mức thấp nhất là 19,1% vào năm 2026 và cao nhất là 21,3% vào năm 2020. Trong quý IV, tỷ trọng của đồng euro là 19,8%. Do đó, đồng USD bị mất thị phần vào các đồng tiền tệ khác không phải euro, bao gồm cả các đồng tiền tệ dự trữ phi truyền thống. 

Richter chỉ ra, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã bị mất thị phần. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhưng đồng nội tệ chỉ đóng vai trò nhỏ trong vị thế là đồng tiền dự trữ. Nhân dân tệ đã mất giá so với đồng USD và các loại tiền tệ khác kể từ năm 2022. Các ngân hàng trung ương không còn “mặn mà” với các tài sản được định giá bằng Nhân dân tệ do các biện pháp kiểm soát dòng vốn của Bắc Kinh, các vấn đề về khả năng chuyển đổi và một số yếu tố phức tạp khác.

Theo dữ liệu của IMF, các loại tiền tệ dự trữ phi truyền thống hàng đầu là đồng yên Nhật (5,8%), bảng Anh (4,7%), đô la Canada (2,8%), Nhân dân tệ Trung Quốc (2,2%), AUD (2,1%) và franc Thụy Sĩ (0,2%). Tất cả các loại tiền tệ khác chiếm tổng cộng 4,6% dự trữ ngoại tệ toàn cầu.

Loại tài sản khác hưởng lợi lớn từ việc tỷ trọng trong dự trữ toàn cầu của đồng USD là vàng. Sau 40 cắt giảm tỷ trọng nắm giữ kim loại quý này, các ngân hàng trung ương bắt đầu tăng dự trữ vàng thỏi vào khoảng 20 năm trước.

Richter lưu ý, vàng không phải là khoản dự trữ ngoại hối của các ngân hàng trung ương. Vàng là “tài sản dự trữ” không liên quan đến ngoại hối. Ông nói thêm rằng, 4 ngân hàng trung ương nắm giữ vàng nhiều nhất thế giới (Mỹ với 8.133 tấn, Đức 3.352 tấn, Ý 2.452 tấn và Pháp 2.437 tấn) đã không thay đổi tỷ trọng của tài sản này trong ít nhất 20 năm.

Tuy nhiên, lượng nắm giữ vàng của một số ngân hàng trung ương khác đã thay đổi lớn, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, hiện là những quốc gia nắm giữ vàng lớn thứ 5 và thứ 6. Nga đang nắm giữ 2.333 tấn, đã mua thêm gần 2.000 tấn từ năm 2005 đến 2022. Trong khi đó, Trung Quốc mua thêm 44 tấn và hiện nắm giữ 2.280 tấn vàng và tăng gấp 3 lượng nắm giữ từ năm 2009 đến 2025.

Ngoài ra, các quốc gia nhỏ hơn như Ba Lan, Ấn Độ, Kyrgyzstan và Uzbekistan cũng mua thêm một lượng lớn vàng vào năm ngoái.

Theo số liệu của IMF chưa được cập nhật cho năm 2024, lượng vàng nắm giữ của các ngân hàng trung ương đã tăng khoảng 200 triệu ounce (6.221 tấn) từ năm 2006 lên 1,16 tỷ ounce, chủ yếu là được thúc đẩy bởi Trung Quốc và Nga”, Richter cho hay. “Chỉ việc 2 quốc gia này tăng lượng nắm giữ vàng đã chiếm gần 60% tổng mức tăng kể từ năm 2006”.

Tham khảo Kitco News

An Chi-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Lãi suất cao nhất của Techcombank là bao nhiêu?

Tháng 4/2025, Techcombank áp dụng mức lãi suất tiết kiệm cao nhất là 4,55%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đây là mức lãi suất dành cho khách hàng cá nhân gửi tại quầy, trong khi khách hàng hội viên Priority và Private có thể nhận lãi suất lên đến 4,75%/năm.

Tiếp tục đọc

ASP: Có lãi trở lại, lên tiếng khi bị Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

Phía ASP cho biết, những kết quả tích cực mang lại giúp Công ty có nguồn lực để xử lý phần nào những tồn đọng từ trước đến nay như thất thoát hàng tồn kho, công nợ khó đòi…

Tiếp tục đọc

Vừa khất nợ 2.000 tỷ đồng trái phiếu, chủ đầu tư Palm City báo lỗ trở lại

Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc - chủ đầu tư Palm City báo lỗ 33,3 tỷ đồng trong năm 2024. Đáng chú ý, công ty địa ốc này có đến ¾ năm gần đây báo lỗ sau thuế, dù sở hữu nguồn vốn hóa hàng nghìn tỷ đồng.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay