Du lịch Nhật phá vỡ mọi kỷ lục, thấy gì từ việc đồng yên mất giá?

Du lịch Nhật phá vỡ mọi kỷ lục, thấy gì từ việc đồng yên mất giá?

Theo số liệu sơ bộ từ Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, trong 9 tháng năm nay, du khách đến nước này đã phá vỡ kỷ lục chi tiêu khi đạt 5,86 nghìn tỷ yên (39,27 tỷ USD, tương đương gần 1.000 tỷ đồng) từ việc đồng yên mất giá.

Cũng theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản (JNTO), con số vừa nêu đã vượt qua mức 5,3 nghìn tỷ yên chi tiêu của du khách khi đến Nhật Bản trong cả năm 2023.

Trung bình du khách chi 223.000 yên cho chuyến đi, trong đó người Ý chi nhiều nhất, tiếp theo là người Tây Ban Nha và người Nga. Đặc biệt, trong tháng 7 và 8, lượng du khách đến Nhật đã lập kỷ lục mới và đạt mức cao nhất mọi thời đại , khi đón 3,29 triệu lượt khách.

Tính đến tháng 9, đã có 26,88 triệu khách du lịch đến Nhật Bản, nhiều hơn tổng số của năm 2023 và đang trên đà phá vỡ kỷ lục 31,9 triệu lượt khách của năm 2019 – trước khi đại dịch COVID-19 ập đến.

Mức chi tiêu của du khách tại Nhật Bản đã phá vỡ kỷ lục hằng năm chỉ trong chín tháng, đạt hơn 39 tỷ USD, tương đương gần 1.000 tỷ đồng. Ảnh: Reuters.

Được biết, Nhật Bản ước tính chi tiêu của du khách nước này sẽ đạt 8.000 tỷ yên (tương đương 50 tỷ USD) trong năm nay. Bởi, ngành công nghiệp không khói đang trên đà trở thành ngành xuất khẩu lớn thứ hai của đất nước mặt trời mọc, chỉ sau ô tô và vượt qua ngành linh kiện điện tử.

Tuy nhiên, bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng thì việc du khách, nhất là những người thu nhập thấp tranh thủ tới Nhật Bản khi đồng yên mất giá cũng khiến ngành du lịch nước này phải đối mặt với tình trạng quá tải.

Được biết, hiện nay du khách tập trung ở ba khu vực đô thị lớn gồm các tỉnh Tokyo, Saitama, Chiba, Kanagawa, Aichi, Kyoto, Osaka và Hyogo, cao hơn mức 62,7% vào năm 2019.

Việc du khách đổ xô đến nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng đã khiến giao thông tắc nghẽn. Thậm chí, không ít nơi phải xem xét tăng phí vào cửa và nơi lưu trú, đối với du khách quốc tế.

Theo nhiều chuyên gia du lịch, việc đồng yên trượt giá xuống mức thấp nhất trong 38 năm so với đồng USD, khiến Nhật Bản trở thành một điểm đến vừa túi tiền với du khách nước ngoài…

Hiện tại, Chính phủ Nhật Bản đã chọn 20 địa điểm làm “khu vực thí điểm tiên phong”, để thử nghiệm các biện pháp ứng phó với tình trạng quá tải du khách quốc tế. Tại những khu vực thí điểm, Chính phủ sẽ trợ cấp 2/3 kinh phí vận hành, tối đa là 80 triệu Yen (hơn 500.000 USD).

Theo Reuters

Kim Thảo

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

POW: Dự án Nhơn Trạch 3 và 4 là bàn đạp duy trì lợi thế cạnh tranh cho PV Power trong năm 2025

Các dự báo từ thị trường đầu tư đều cho rằng với lợi thế là nhà sản xuất điện khí lớn nhất Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - MCK: POW) sẽ duy trì vị trí dẫn đầu ngành điện, có lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị phần, đưa cổ phiếu POW ở triển vọng tích cực trong năm 2025.

Tiếp tục đọc

Shark Bình: “Sai lầm của startup là coi nhẹ vị trí kế toán”

Trả lời trong một tọa đàm, Shark Nguyễn Hòa Bình - Chủ tịch NextTech Group, cho rằng nhiều startup đang gặp vấn đề quản trị nội bộ, đặc biệt quản trị tài chính.

Tiếp tục đọc

150 thực tập sinh Việt ở Nhật Bản bị nợ lương lên tới hàng chục triệu yên

Chủ tịch công ty Nhật Bản này chia sẻ với Kyodo News rằng họ không thể trả lương do thiếu tiền hoạt động.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay