EU tung ra gói trừng phạt thứ 15 đối với Nga, nhằm vào nhiều doanh nghiệp lớn

EU tung ra gói trừng phạt thứ 15 đối với Nga, nhằm vào nhiều doanh nghiệp lớn

Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua gói trừng phạt thứ 15, bổ sung 54 cá nhân và 30 tổ chức từ Nga, Trung Quốc và Triều Tiên vào danh sách đen, theo tài liệu được công bố trên Tạp chí chính thức của EU.

Gói trừng phạt lần này áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với 32 công ty sản xuất các sản phẩm quân sự và linh kiện có mục đích sử dụng kép. Theo Ủy ban châu Âu, danh sách này bao gồm 20 công ty từ Nga, 7 từ Trung Quốc, 2 từ Serbia và một số công ty từ Ấn Độ, Iran, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Các doanh nghiệp châu Âu hiện bị cấm bán hàng loạt linh kiện cho các công ty này.

Quốc kỳ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Ảnh: Thomas Niedermueller

Bên cạnh đó, EU đã áp đặt lệnh hạn chế đối với 52 tàu chở dầu từ các nước thứ ba vận chuyển dầu mỏ của Nga, bất chấp các nỗ lực trước đó của G7 nhằm áp đặt mức giá trần.

Ngoài ra, EU cũng gia hạn các miễn trừ trong khuôn khổ trừng phạt đối với những công ty châu Âu vẫn còn hoạt động tại Nga, nhằm cho phép họ rút vốn đầu tư một cách hợp pháp. Gói trừng phạt thứ 15 cũng cấm các tòa án EU thực thi các phán quyết của tòa án Nga trong các vụ kiện chống lại doanh nghiệp châu Âu tại các khu vực tài phán thuộc EU.

Các giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn của Nga cũng nằm trong diện trừng phạt. Trong đó, Tổng giám đốc Rosnefteflot Alexey Nefedov, Giám đốc điều hành Prime Shipping Igor Ganin và Tổng giám đốc Investneftetrade Pavel Babin bị áp dụng các biện pháp hạn chế vì quản lý các công ty vận chuyển dầu thô và các sản phẩm dầu qua đường biển.

Một số lãnh đạo cấp cao khác như Chủ tịch Avtodor Vyacheslav Petushenko, Chủ tịch hội đồng quản trị Gazprom LNG Technologies Alexey Kakhidze, cùng các giám đốc Gazprom Flot, Gazprom LNG Technologies và Gazstroyprom cũng bị áp đặt các biện pháp hạn chế tương tự.

Hãng hàng không UTair Airlines, Tổng giám đốc Tập đoàn Trực thăng Nga Nikolay Kolesov, cùng công ty ODK-Star, một phần của Tập đoàn Động cơ Thống nhất Rostec, cũng chịu các biện pháp trừng phạt. Các công ty này bị cáo buộc liên quan đến việc phát triển các động cơ hàng không như PD-14, PD-8 và PD-35, phục vụ cho các dòng máy bay mới của Nga.

Ngoài ra, EU còn áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tập đoàn Phát triển Donbass vì các hoạt động tái thiết và xây dựng hạ tầng tại các khu vực thuộc Donbass.

Tập đoàn phát triển bất động sản PIK của Nga cũng bị trừng phạt do EU cho rằng doanh nghiệp này hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đe dọa đến toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. EU nhấn mạnh rằng PIK, một trong những nhà phát triển hàng đầu của Nga, đang hoạt động trong một lĩnh vực mang lại nguồn thu đáng kể cho chính phủ Nga.

Gói trừng phạt thứ 15 của EU là nỗ lực tiếp theo nhằm gia tăng áp lực đối với Nga, đặc biệt trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tuy nhiên, việc mở rộng các biện pháp trừng phạt cũng đặt ra thách thức lớn về kinh tế và ngoại giao đối với các quốc gia thành viên EU, khi khối này cần duy trì sự đoàn kết và cân bằng lợi ích giữa các nước.

Hà Linh (Theo TASS)

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Thị trường bất động sản tại Hà Nội: Chung cư vào “sóng” mới, đất nền giảm hấp dẫn

Đón đầu cơ hội tăng trưởng thị trường căn hộ trên địa bàn thành phố Hà Nội, với lượng hấp thụ lên tới 80-90%, nhiều chủ đầu tư đã ra hàng ngay từ quý IV-2024, thay vì năm 2025 như kế hoạch.

Tiếp tục đọc

Cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Mỹ phát huy hiệu quả trong năm 2024

Các cơ chế hợp tác hiện nay về kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Mỹ đang được vận dụng tương đối hiệu quả, tích cực, chủ động, đáp ứng được những nhiệm vụ đề ra trong mối quan hệ song phương.

Tiếp tục đọc

Năm 2024, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khoảng 420 nghìn tỷ đồng

Tổng cục Hải quan cho biết, thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 dự kiến đạt 418.000 - 420.000 tỷ đồng, bằng 111,5 % - 112 % dự toán được giao, tăng 13,4% - 13,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay