Fed không vội giảm thêm lãi suất vì nền kinh tế Mỹ còn mạnh

Fed không vội giảm thêm lãi suất vì nền kinh tế Mỹ còn mạnh

 Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuyên bố, Fed không cần phải vội giảm thêm lãi suất vì tăng trưởng của Mỹ vẫn mạnh mẽ, cho phép các nhà hoạch định chính sách có thời gian để tính toán lộ trình giảm chi phí vay phù hợp.

Tuyên bố của người đứng đầu Fed được đưa ra sau khi dữ liệu mới nhất cho thấy, lạm phát ở nền kinh tế thế giới tăng trở lại.

Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell phát biểu trước giới lãnh đạo doanh nghiệp tại một hội nghị ở thành phố Dallas, bang Texas hôm 14-11. Ảnh: Reuters

“Nền kinh tế Mỹ không phát đi bất kỳ tín hiệu nào cho thấy chúng ta cần phải vội vàng hạ lãi suất. Sức mạnh của nền kinh tế mang lại cho chúng tôi khả năng tiếp cận các quyết định một cách cẩn thận”, ông Powell nói trong bài phát biểu trước giới lãnh đạo doanh nghiệp tại một hội nghị ở thành phố Dallas, bang Texas hôm 14-11.

Trong một đánh giá lạc quan về điều kiện kinh tế hiện tại, người đứng đầu Fed cho rằng, tăng trưởng của Mỹ là “tốt nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới”.

Cụ thể, thị trường lao động đang phát triển tốt dù trải qua mức tăng trưởng việc làm đáng thất vọng trong tháng Mười do tác động của siêu bão Milton và các cuộc đình công của người lao động. Số lương việc làm phi nông nghiệp  của Mỹ chỉ tăng 12.000 trong tháng trước.

Ông Powell lưu ý, sau khi nhích lên, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đi ngang trong những tháng gần đây và vẫn ở mức thấp so với tiêu chuẩn lịch sử.

Về vấn đề lạm phát, các quan chức Fed kỳ vọng tốc độ tăng giá cả tiêu dùng sẽ tiếp tục xu hướng quay trở lại mục tiêu 2% của Fed.

Nhận xét trên của ông Powell đưa ra một tuần sau khi Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, hạ lãi suất 0,25 điểm điểm phần trăm, đẩy biên độ lãi suất xuống mức từ 4,5-4,75%. Đây là lần thứ hai Fed giảm lãi suất sau đợt cắt giảm 0,5 điểm phần trăm hồi tháng Chín.

Quan điểm thận trọng của Powell về việc cắt giảm lãi suất khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm giá và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên trong phiên giao dịch hôm 14-11.

Sự thận trọng này là có cơ sở vì dữ liệu lạm phát công bố trong tuần này cho thấy, cả chỉ giá tiêu dùng (CPI) lẫn chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) ở Mỹ đều tăng nhẹ.

CPI của Mỹ trong tăng hàng năm 2,6% trong tháng Mười, nhanh hơn so với tốc độ tăng 2,4% của tháng Chín. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng Ba lạm phát hàng năm tăng so với tháng trước đó. Yếu tố chính thúc đẩy lạm phát tháng trước là mức tăng 0,4% của chi phí nhà ở, đóng góp khoảng một nửa mức tăng CPI hàng tháng. Chi phí vận chuyển cũng tăng do giá vé máy bay cao hơn và bảo hiểm ô tô tăng 14% hàng năm.

Các quan chức Fed và nhà đầu tư đang xem xét sức mạnh của kinh tế Mỹ sẽ kéo dài bao lâu và tình trạng không chắc chắn liên quan đến nghị trình kinh tế sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Kế hoạch cắt giảm thuế doanh nghiệp, áp thuế hàng nhập khẩu, siết chặt nhập cư của ông Trump có thể tác động đến tăng trưởng và lạm phát của Mỹ.

Theo đánh giá của một số chuyên gia ở Phố Wall, kế hoạch này có thể đẩy tăng tốc độ lạm phát lên tới 1 điểm phần trăm, đưa lạm phát hàng năm lên khoảng 3,6%, cao hơn nhiều so với mục tiêu của Fed. Nếu điều đó xảy ra, Fed có thể phải ghìm tốc độ giảm lãi suất để ứng phó.

“Với tình trạng không chắc chắn về chính sách thương mại và tài khóa sắp tới, có khả năng cao Fed sẽ nới lỏng tiền tệ chậm lại khi năm mới đến gần”, Lindsay Rosner, người đứng đầu bộ phận đầu tư thu nhập cố định đa ngành ở ngân hàng Goldman Sachs nhận định.

Alberto Musalem, Chủ tịch Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực St Louis cảnh báo, rủi ro lạm phát kẹt ở mức trên 2% hoặc tăng cao hơn đang tăng. Ông kêu gọi Fed giảm lãi suất từ từ.

Sahrah House, nhà kinh tế cấp cao của ngân hàng Wells Fargo nói rằng, lạm phát tăng trở lại cho thấy tác động kéo dài của đại dịch Covid-19 và áp lực tăng giá dai dẳng trong ngành dịch vụ của Mỹ.

Theo Mark McCormick, người đứng đầu chiến lược ngoại hối và thị trường mới nổi của TD Securities, nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump, kết hợp với dữ liệu kinh tế tương đối tốt gần đây, sẽ khiến mọi người thận trọng với quan điểm cho rằng, lạm phát có thể sớm trở lại mức 2%.

Theo CNBC, Guardian, Financial Times

Khánh Lan-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức

Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.

Tiếp tục đọc

Việt Nam và Ấn Độ hợp tác, bổ trợ cho nhau phát triển ngành dệt may bền vững

Ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ có nhiều dư địa hợp tác, bổ trợ cho nhau. Trong khi Việt Nam đang cần mở rộng nguồn cung nguyên liệu để giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất; Ấn Độ có thị trường nội địa rộng lớn, cùng năng lực sản xuất đang gia tăng hoàn toàn có thể đáp ứng điều này.

Tiếp tục đọc

Nhận ngay 10 triệu đồng khi đặt cọc sớm xe điện chở hàng VinFast EC Van

Từ 08h00 ngày 25/05/2025 đến hết ngày 30/05/2025, VinFast sẽ chính thức triển khai chương trình nhận cọc sớm mẫu xe điện chở hàng EC Van tại hệ thống đại lý và website chính hãng, hoặc hệ thống của đối tác Xanh SM. Tất cả khách hàng đặt cọc trong thời gian này sẽ nhận được ưu đãi 10 triệu đồng, trừ trực tiếp vào giá xe.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay