GDP nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới xuất hiện dấu hiệu tích cực, chuyên gia cảnh báo: Chưa loại trừ mối lo thuế quan Mỹ

GDP nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới xuất hiện dấu hiệu tích cực, chuyên gia cảnh báo: Chưa loại trừ mối lo thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm nhẹ hơn ước tính ban đầu nhưng lo ngại thuế quan Mỹ vẫn bao trùm triển vọng.

Theo số liệu công bố ngày 9/6, nền kinh tế Nhật Bản trong quý 1 (tháng 1-3) giảm nhẹ ít hơn ước tính ban đầu.

Cụ thể, dữ liệu sửa đổi từ Văn phòng Nội các cho thấy tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nhật Bản trong ba tháng đầu năm tính đến ngày 31/3 giảm 0,2%, thấp hơn đáng kể so với mức giảm 0,7% công bố ngày 16/5 và trùng với dự báo chung của các nhà kinh tế.

Dù điều chỉnh này có phần tích cực hơn, các chuyên gia vẫn cảnh báo nền kinh tế đang mất đà phục hồi trước cả khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng mức thuế đối ứng từ ngày 2/4.

Nhà kinh tế Uichiro Nozaki của Nomura Securities nhận định: “Việc điều chỉnh không làm thay đổi cách chúng tôi nhìn nhận nền kinh tế nói chung”.

Tiêu dùng cá nhân (chiếm hơn một nửa quy mô nền kinh tế Nhật Bản) được điều chỉnh tăng 0,1%, thay vì không tăng như báo cáo trước đó. Việc điều chỉnh này chủ yếu do bổ sung dữ liệu mới về doanh thu nhà hàng và ngành game.

Chi tiêu vốn (chỉ báo quan trọng về sức mạnh nhu cầu tư nhân) tăng 1,1% trong quý 1, thấp hơn mức 1,4% trước đó và cũng thấp hơn dự báo 1,3% của giới phân tích.

Tồn kho khu vực tư nhân được điều chỉnh tăng, qua đó giúp cải thiện mức giảm chung của GDP. Xuất khẩu ròng không thay đổi so với dữ liệu trước.

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế vẫn bị phủ bóng bởi nguy cơ Nhật Bản đối mặt với mức thuế nhập khẩu 24% từ Mỹ kể từ tháng 7 tới, nếu không đạt được thỏa thuận đàm phán giảm thuế.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô là trụ cột lớn nhất của nền kinh tế Nhật, Tokyo đang nỗ lực xin Mỹ miễn áp thuế 25% đối với ô tô và linh kiện do Nhật sản xuất.

Giới hoạch định chính sách và các nhà phân tích cũng lo ngại căng thẳng thương mại do thuế quan Mỹ sẽ trở thành rào cản đối với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong việc bình thường hóa chính sách tiền tệ.

BOJ dự kiến tổ chức cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vào đầu tuần sau. Tuy nhiên, dữ liệu GDP điều chỉnh được cho là sẽ không ảnh hưởng nhiều đến quyết định của ngân hàng trung ương. Thay vào đó, BOJ đang tập trung theo dõi tiến trình đàm phán thuế quan và tác động đối với xuất khẩu cũng như toàn bộ nền kinh tế.

Theo Reuters

Anh Dũng-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Tín dụng tăng tốc nửa đầu năm, lợi nhuận ngân hàng nào bứt phá?

Với việc tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng bứt phá trong 6 tháng đầu năm, Chứng khoán VPBankS dự báo lợi nhuận nhiều ngân hàng được thúc đẩy mạnh mẽ.

Tiếp tục đọc

Dự báo tỷ giá USD nửa cuối năm 2025: Hai yếu tố có thể làm tăng áp lực mất giá của VND, mức tăng cả năm vào khoảng 5%

Theo MBS, mặc dù USD được dự báo sẽ tiếp tục đà giảm về cuối năm khi Fed dự kiến sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất, các áp lực nội tại sẽ là yếu tố chính góp phần làm tăng áp lực lên tỷ giá.

Tiếp tục đọc

Hơn 14 triệu dân tại “siêu đô thị” Tp.HCM đón tin vui sau sáp nhập: Các bên tích cực mở đường, đẩy mạnh làm cao tốc – metro kết nối liên vùng, thời kì bùng nổ hạ tầng chưa từng thấy

Sau sáp nhập, Tp.HCM mới trở thành thành phố đông dân nhất cả nước với hơn 14 triệu người, đây cũng là thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất nước. Người dân trông chờ ở các dự án vành đai, đường sắt đô thị, cao tốc liên vùng để rút ngắn thời gian di chuyển.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay