Giá dầu chạm đáy 4 năm, biện pháp trừng phạt Nga lộ ‘bất cập’

Giá dầu chạm đáy 4 năm, biện pháp trừng phạt Nga lộ ‘bất cập’

Anh và các đồng minh thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đang cân nhắc thắt chặt mức giá trần xuất khẩu dầu “vô nghĩa” đang áp lên Nga sau khi cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến thị trường dầu mỏ toàn cầu sụp đổ.

G7 lo giá trần dầu Nga thành “vô nghĩa”

Các quan chức Bộ Tài chính Anh được cho là đang xem xét kế hoạch hạ mức trần xuất khẩu dầu của Nga xuống dưới 60 USD/thùng sau khi thị trường dầu mỏ lao dốc, đẩy giá xuống còn 59,77 USD/thùng lần đầu tiên sau hơn 4 năm.

G7 đã áp đặt giá trần dầu xuất khẩu của Nga vào cuối năm 2022, khi giá dầu được giao dịch ở mức hơn 100 USD/thùng, nhằm hạn chế doanh thu từ dầu mỏ mà Moscow có thể dùng cho nỗ lực chiến sự của mình ở Ukraine.


Giới hạn 60 USD/thùng được cho là không hiệu quả khi giá dầu thô đã giảm mạnh do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhưng các chuyên gia cho biết kế hoạch này “hiện tại vô nghĩa” sau khi thị trường dầu mỏ toàn cầu giảm mạnh. Họ nói thêm rằng nó đã trở nên ngày càng không có tác dụng khi Nga tìm thấy kẽ hở để bán dầu thô của mình với giá thị trường.

Mức giá trần này thực chất cấm tất cả các quốc gia G7 và Liên minh châu Âu (EU) mua dầu của Nga với giá trên 60 USD/thùng – hoặc cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm, môi giới, tài trợ thương mại và các dịch vụ hỗ trợ khác cho bất kỳ giao dịch nào được thực hiện trên mức giá này.

Nhưng Nga đã có thể sử dụng một loạt các lỗ hổng bao gồm việc sử dụng đội tàu chở dầu cũ kỹ để vận chuyển hàng hóa với mức giá thị trường thông thường.

Theo phân tích của nhà cung cấp dữ liệu hàng hóa S&P Global Platts, mức trần này áp dụng cho khoảng một nửa lượng dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga khi mới được thực thi, nhưng đến cuối năm ngoái, khoảng 80% đã được bán vượt mức giới hạn.

“Mức trần hiện tại không có ý nghĩa gì”, ông Clayton Seigle, thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC, cho biết. Ông nói với tờ Guardian rằng G7 nên cân nhắc “siết chặt” Điện Kremlin bằng cách hạ giá xuống dưới 60 USD.

Ông nói thêm: “Có thể G7 sẽ sẵn sàng thực hiện điều này để trừng phạt Moscow, đặc biệt là vì không có lo ngại thực sự nào về việc khiến thị trường dầu mỏ thiếu nguồn cung”.

Ông Tom Keatinge, giám đốc Viện Royal United Services, một tổ chức nghiên cứu quốc phòng và an ninh, cho biết: “Đã đến lúc xem xét lại toàn bộ cách chúng ta cố gắng hạn chế thu nhập của Nga từ hydrocarbon. Bất kể ai có thể nói gì, thì có vẻ như nó không thực sự hiệu quả”.

Giá dầu giảm mạnh gây rủi ro cho kinh tế Nga

Giá dầu toàn cầu đã giảm gần 1/5 kể từ khi Tổng thống Trump áp dụng mức thuế quan thương mại toàn cầu sâu rộng gây lo ngại rằng một cuộc chiến thương mại có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, làm giảm nhu cầu năng lượng.

Giá dầu chuẩn quốc tế đã giảm từ gần 75 USD/thùng vào tuần trước xuống dưới 60 USD vào ngày 9/4. Giá đã tăng lên trên 65 USD vào ngày 10/4 sau khi ông Trump tuyên bố tạm dừng thuế quan trong 90 ngày, ngoài những mức thuế áp dụng đối với Trung Quốc.

Hãng thông tấn nhà nước TASS tuần trước dẫn lời bà Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga, cho hay giá dầu thế giới giảm mạnh do lệnh áp thuế của Tổng thống Mỹ Trump gây ra rủi ro cho nền kinh tế Nga.

“Chúng ta đang chứng kiến ​​sự leo thang của các cuộc chiến thuế quan, điều này thường dẫn đến sự suy giảm trong thương mại toàn cầu, nền kinh tế toàn cầu và thậm chí có thể là nhu cầu về các nguồn năng lượng của chúng ta”, bà Nabiullina nhận định.

Trước đó, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết việc tăng thuế quan của Mỹ có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế thế giới và thúc đẩy lạm phát, trong khi giá dầu có thể thấp hơn dự báo trong nhiều năm do nhu cầu toàn cầu giảm.

Ngân hàng trung ương Nga dự báo giá dầu trung bình là 65 USD/thùng vào năm 2025 và 60 USD/thùng vào năm 2026. Ngân hàng này sẽ xem xét lại dự báo của mình tại cuộc họp hội đồng quản trị tiếp theo vào ngày 25/4.

Sự thay đổi này cũng cho thấy cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Trump đang gián tiếp gây tổn hại đến nền kinh tế Nga bất chấp những lời đề nghị gần đây của tổng thống Mỹ với Moscow và lời hứa sẽ hàn gắn lại quan hệ kinh tế như một phần của các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến sự ở Ukraine.

Nếu giá dầu giữ ở mức hiện tại, Nga có thể mất khoảng một nghìn tỷ rúp (gần 12 tỷ USD) trong năm nay, tương đương với 2,5 phần trăm doanh thu ngân sách dự kiến, theo nhà kinh tế trưởng tại T-Investments Sofya Donets có trụ sở tại Moscow. Bà cho biết điều đó có nghĩa là tăng trưởng GDP giảm 0,5 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, theo ông Janis Kluge, một chuyên gia về Nga tại Viện các vấn đề quốc tế và an ninh Đức, sẽ mất vài tháng để giá dầu thấp hơn có thể tác động đến doanh thu ngân sách của Nga.

Theo The Guardian

Quang Đăng-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

FPT: Thắng thầu loạt dự án lớn, FPT báo lãi ròng tăng trưởng gần 21% trong quý đầu năm

3 tháng đầu năm 2025, FPT ghi nhận nhiều đơn hàng lớn từ thị trường nước ngoài, thắng thầu 9 dự án lớn với quy mô trên 10 triệu USD, tăng 125% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

PNJ: Thiếu vàng, PNJ báo lãi sụt giảm trong quý 1/2025

So với kế hoạch 2025, sau 3 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành 35% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Tiếp tục đọc

AST: ĐHCĐ Taseco Airs: Lợi nhuận Q1 tăng gần 40%, cổ tức tiền mặt năm 2025 từ 35 – 40%

Công ty vừa đấu thầu thành công 19 điểm kinh doanh tại nhà ga nội địa T3 Tân Sơn Nhất, trong đó 1 số điểm kinh doanh vừa chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/4 vừa qua.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay