Giải mã mức kỷ lục tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Giải mã mức kỷ lục tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Tiền gửi ngân hàng đạt gần 7,47 triệu tỉ đồng trong quý I/2025. Tuy nhiên, không phải toàn bộ dòng tiền này là tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Tiền gửi ngân hàng đạt mức kỷ lục. Ảnh: Hải Nguyễn

Chiến lược phòng thủ và thận trọng tài chính

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 3.2025, lượng tiền gửi dân cư tiếp tục tăng 5,73% so với cuối năm 2024, tương ứng tăng thêm 404.800 tỉ đồng, lên gần 7,47 triệu tỉ đồng. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay. Lượng tiền gửi của dân cư liên tục tăng đều trong 3 tháng qua, riêng trong tháng 3 tăng thêm 103.800 tỉ đồng.

Diễn biến này gây chú ý trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục duy trì ở mức thấp, phổ biến dưới 6%/năm.

Tuy nhiên, việc tiền gửi tăng mạnh không đồng nghĩa toàn bộ dòng tiền đều “chảy vào sổ tiết kiệm”. Bản chất của con số này bao gồm nhiều thành tố: tiền gửi thanh toán, dòng vốn từ các khoản vay chưa sử dụng, hoặc dòng tiền đầu tư đang tạm thời “neo” trong tài khoản chờ cơ hội.

Theo ông Nguyễn Quang Huy – CEO Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi – hiện tượng này không đơn thuần là sự gia tăng tiền gửi tiết kiệm. “Đây là dấu hiệu của một trạng thái phòng thủ tài chính có tính chiến lược. Người dân đang hành xử như những nhà đầu tư vĩ mô không chuyên: họ không vội vàng chi tiêu hay đầu tư, mà giữ tiền trong ngân hàng để quan sát, phân tích và chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn từ kinh tế toàn cầu cũng như thị trường trong nước”, ông Huy nhận định.

Phân tích sâu hơn, ông Huy cho rằng việc dòng tiền lựa chọn “ở lại” hệ thống ngân hàng là phản ứng có cơ sở trước những biến động phức hợp từ bên ngoài. Từ chính sách thuế quan mới của Mỹ, diễn biến địa chính trị kéo dài, cho đến nguy cơ Fed hoãn giảm lãi suất khiến tỷ giá và lạm phát nhập khẩu tiềm ẩn nhiều rủi ro – tất cả đang làm gia tăng tâm lý thận trọng trong đại bộ phận dân cư và nhà đầu tư nhỏ lẻ.

“Việc giữ tiền không phải là trì trệ mà là chiến lược phòng thủ hợp lý trong bối cảnh nhiều biến số toàn cầu chưa ngã ngũ”, ông Huy nói.

Không phải toàn bộ tiền gửi đều là tiền nhàn rỗi

Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng không phải toàn bộ số tiền gửi đều là tiền nhàn rỗi. “Tiền gửi trong hệ thống ngân hàng gồm nhiều cấu phần: tiền chờ thanh toán, vốn vay đã giải ngân nhưng chưa sử dụng ngay, tiền gửi có kỳ hạn mang tính chiến lược để khóa lãi… Thậm chí, CASA – tiền gửi không kỳ hạn – có thể tăng mạnh khi người dân chủ động chờ thời cơ đầu tư”.

Ông Huy cũng nhấn mạnh vai trò trung gian của ngân hàng trong điều tiết dòng vốn. “Ngân hàng không phải nơi ủ ấm dòng tiền. Khi người dân gửi tiền, ngân hàng có điều kiện cung ứng vốn rẻ hơn cho nền kinh tế. Khi người dân sẵn sàng đầu tư, ngân hàng sẵn sàng giải ngân. Đó là chu trình luân chuyển lành mạnh”, ông nói.

Một chỉ số quan trọng được ông Huy đề cập là LDR (Loan to Deposit Ratio – tỉ lệ cho vay trên tiền gửi). “Nếu LDR ở mức hợp lý, dòng tiền vẫn đang được luân chuyển hiệu quả vào sản xuất – kinh doanh. Còn nếu LDR thấp, chưa hẳn là tiêu cực – có thể ngân hàng đang cẩn trọng trước rủi ro tín dụng, hoặc doanh nghiệp vẫn dè dặt trong bối cảnh thị trường chưa khởi sắc rõ rệt”.

Trạng thái hiện tại của dòng tiền không phải là sự đình trệ, mà là giai đoạn chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng chuyển trạng thái từ phòng thủ sang kích hoạt khi môi trường đầu tư ổn định hơn.

Lục Giang-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

PAN: Lợi nhuận tăng trưởng, Tập đoàn PAN giảm đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Kết thúc nửa đầu năm 2025, Tập đoàn PAN ghi nhận doanh thu đạt 8.183 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 459 tỷ đồng; tăng lần lượt 20% và 22% so với cùng kỳ năm trước.

Tiếp tục đọc

ABI: Chi phí bồi thường tăng đột biến “ăn mòn” lợi nhuận ABIC

Chi phí bồi thường tăng gần 21% trong quý II/2025 đã khiến lợi nhuận của ABIC sụt giảm dù doanh thu hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tiếp tục đọc

STB: Sacombank – ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tạp chí The Asian Banking and Finance (ABF) vinh danh Sacombank là “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” tại Việt Nam trong năm 2025 (SME Payment Solutions of the Year – Vietnam 2025). Danh hiệu này thuộc hệ thống giải thưởng ABF Retail Banking Awards được triển khai thường niên nhằm vinh danh các ngân hàng, tổ chức tài chính trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt thành tựu nổi bật.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay