Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Thanh Hóa hiện nay

Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Thanh Hóa hiện nay

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) chiếm đến 97% số lượng doanh nghiệp tại TP Thanh Hóa, hiện đang đối mặt với nhiều thách thức trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, với sự linh hoạt và khả năng giao tiếp trực tiếp, DNVVN có thể tạo dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ thông qua việc xác định các giá trị cốt lõi, giao tiếp minh bạch và khuyến khích sáng tạo.

Chương trình Tọa đàm cùng Sao Đỏ với chủ đề “Sứ mệnh doanh nhân”, do Hiệp hội Doanh nghiệp TP Thanh Hóa tổ chức tối 30/11/2024. Ảnh: Tư liệu.

TP Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm gần đây, thành phố luôn đứng đầu toàn tỉnh về số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Từ năm 2021 đến nay, thành phố đã thành lập mới được 6.519 doanh nghiệp, vượt mục tiêu Nghị quyết 05-NQ/TU đặt ra (6.500 DN). Trên địa bàn thành phố đã có gần 20.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động là 9.328 doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm gần 97% số lượng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của thành phố. Quy mô nhỏ về vốn và nhân sự giúp các doanh nghiệp này duy trì sự linh hoạt cao, dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của thị trường nhờ quy trình ra quyết định nhanh gọn. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên thường gần gũi, tạo điều kiện cho giao tiếp trực tiếp, nhưng việc tiếp cận tài nguyên và công nghệ lại bị giới hạn, khiến việc đầu tư vào đổi mới và phát triển nhân sự gặp nhiều khó khăn.

DNVVN thường tập trung vào thị trường ngách hoặc khách hàng địa phương, nơi họ có thể tạo sự khác biệt, nhưng lại gặp thách thức trong việc giữ chân nhân tài do hạn chế về phúc lợi và cơ hội phát triển. Tuy nhiên, với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ và sự sáng tạo, DNVVN luôn sẵn sàng thử nghiệm những ý tưởng mới, thể hiện rõ sự linh hoạt và nhiệt huyết trong hoạt động kinh doanh.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, rất cần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tích cực, vững mạnh. Tuy nhiên, thực trạng triển khai văn hóa doanh nghiệp tại các DNVVN trên địa bàn thành phố hiện nay vẫn còn nhiều thách thức và hạn chế.

Do quy mô nhỏ, các doanh nghiệp này thường tập trung chủ yếu vào việc duy trì hoạt động kinh doanh và tăng trưởng ngắn hạn, khiến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp chưa được chú trọng đúng mức. Giao tiếp nội bộ trong nhiều DNVVN thiếu sự minh bạch và hiệu quả, dẫn đến việc thông tin không được truyền đạt kịp thời và đầy đủ.

Hơn nữa, do nguồn lực tài chính hạn chế, các hoạt động đào tạo, phát triển nhân sự và xây dựng chính sách phúc lợi thường không được đầu tư mạnh, gây khó khăn trong việc giữ chân nhân viên và tạo dựng sự gắn kết lâu dài.

Tuy vậy, một số doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp và nỗ lực xây dựng môi trường làm việc cởi mở, linh hoạt, thúc đẩy sáng tạo để tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh thị trường đầy biến động.

Đặc biệt, cần phải nhìn nhận rằng DNVVN có nhiều lợi thế đặc biệt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Với quy mô gọn nhẹ và cấu trúc tổ chức đơn giản, DNVVN dễ dàng điều chỉnh các giá trị cốt lõi và chính sách văn hóa sao cho phù hợp với thực tiễn. Khả năng giao tiếp trực tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên giúp việc truyền tải thông điệp văn hóa trở nên nhanh chóng và hiệu quả, tạo ra môi trường làm việc gần gũi, thân thiện.

Ngoài ra, sự linh hoạt trong quản lý cho phép DNVVN nhanh chóng thử nghiệm và áp dụng các ý tưởng mới, tạo nên một môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo. Tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ từ người lãnh đạo thường lan tỏa đến toàn bộ nhân viên, giúp xây dựng một văn hóa đoàn kết, đồng lòng hướng đến mục tiêu chung.

Chính những yếu tố này làm cho DNVVN có lợi thế trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đặc trưng và dễ thích nghi với sự thay đổi của thị trường.

Các thành viên trong Hiệp hội tham quan, trải nghiệm sản phẩm được trưng bày tại chợ du lịch Hải Tiến (Hoằng Hóa). Ảnh: Tư liệu.

Từ những lợi thế và thách thức trên, một số giải pháp có thể được áp dụng để tăng hiệu quả xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các DNVVN trên địa bàn TP Thanh Hóa.

Một là, xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.

DNVVN cần xây dựng và truyền tải các giá trị cốt lõi phù hợp với mục tiêu phát triển của công ty. Các giá trị này không chỉ giúp định hướng hoạt động hàng ngày mà còn giúp toàn bộ nhân viên hiểu và đồng lòng theo đuổi mục tiêu chung, tạo nên một nền tảng vững chắc cho văn hóa doanh nghiệp.

Hai là, thúc đẩy giao tiếp minh bạch và hiệu quả.

Giao tiếp nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng văn hóa. DNVVN cần tạo ra một môi trường giao tiếp mở, minh bạch, nơi mà thông tin được chia sẻ rõ ràng giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên, giúp tăng cường sự gắn kết và giảm thiểu hiểu lầm trong công việc.

Ba là, đào tạo và phát triển nhân sự liên tục.

Để xây dựng một văn hóa học hỏi và sáng tạo, DNVVN cần chú trọng đầu tư vào các chương trình đào tạo cho nhân viên. Việc phát triển kỹ năng chuyên môn và năng lực lãnh đạo giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời tạo sự gắn kết giữa nhân viên và tổ chức.

Bốn là, khuyến khích sáng tạo và đổi mới.

Một văn hóa doanh nghiệp thành công luôn gắn liền với sự đổi mới sáng tạo. DNVVN cần khuyến khích nhân viên đóng góp ý tưởng mới và thử nghiệm sáng kiến trong công việc. Điều này giúp công ty linh hoạt trong việc thích nghi với thị trường và duy trì khả năng cạnh tranh.

Năm là, xây dựng môi tr ường làm việc thân thiện và linh hoạt.

Môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện và linh hoạt là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một văn hóa tích cực. DNVVN nên tạo điều kiện cho nhân viên làm việc thoải mái, khuyến khích sự sáng tạo và hợp tác giữa các bộ phận, từ đó giúp nâng cao hiệu quả công việc và sự hài lòng của nhân viên.

Như vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP Thanh Hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững của thành phố. Mặc dù gặp nhiều thách thức, DNVVN có lợi thế về sự linh hoạt và khả năng giao tiếp trực tiếp. Việc xác định rõ giá trị cốt lõi, thúc đẩy giao tiếp minh bạch, đầu tư đào tạo nhân sự, khuyến khích sáng tạo và xây dựng môi trường làm việc thân thiện sẽ giúp DNVVN tạo dựng một văn hóa mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả công việc và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Trịnh Thị Yến

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

VCB: Vietcombank triệu tập ĐHĐCĐ bất thường bầu bổ sung thành viên HĐQT

Vietcombank dự kiến triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 vào ngày 7/3 tới. Đại hội sẽ thông qua việc miễn nhiệm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 và bầu bổ sung thành viên thay thế.

Tiếp tục đọc

Cuối năm gửi tiền ở ngân hàng nào hưởng lãi suất tốt nhất: Eximbank dẫn đầu thị trường với kỳ hạn dài, nhóm Big 4 lãi dưới 5%

Bước qua tuần đầu tiên của năm 2025, nhiều ngân hàng chung xu hướng tăng lãi suất. Tuy nhiên, với từng kỳ hạn, các nhà băng niêm yết mức lãi suất khác nhau.

Tiếp tục đọc

Lạm phát Australia tiếp tục giảm báo hiệu sự phục hồi tích cực của nền kinh tế

Tỷ lệ lạm phát tại Australia tiếp tục giảm xuống mức 3,2% trong những tháng cuối năm, mức thấp nhất trong 3 năm qua, cho thấy các chính sách phục hồi kinh tế của Chính phủ Australia đã có hiệu quả.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay