Giữa căng thẳng thương mại, vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trong quý I

Giữa căng thẳng thương mại, vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng trong quý I

FDI tăng cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam giữa “bão thuế quan”.

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn đầu tư tăng thêm và vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể, có 401 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 5,16 tỷ USD, tăng tương ứng 44,8% và 407% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, có 810 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,49 tỷ USD, tăng lần lượt 11,6% và 83,7% so với cùng kỳ.


Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E.Knapper và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Xuân Lợi tham quan tại Công ty TNHH Amkor Technology Việt Nam. Ảnh: Báo Bắc Ninh

Tuy nhiên, vốn đăng ký mới trong quý I chỉ đạt hơn 4,33 tỷ USD, giảm 31,5% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá tình hình đã được cải thiện, khi số dự án đầu tư mới trong tháng 3/2025 tăng lên so với 2 tháng liền trước. Cùng với đó, giá trị vốn đầu tư mới cũng tăng mạnh so với các tháng trước (tăng 66,5% so với tháng 1 và gấp gần 2,4 lần tháng 2).

Việc thiếu vắng các dự án quy mô lớn được cho là nguyên nhân khiến tổng vốn đăng ký mới trong quý I/2025 giảm so với cùng kỳ.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, số lượng dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn, các giao dịch góp vốn, mua cổ phần cũng đều tăng lên, khẳng định Việt Nam tiếp tục là thị trường đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài đặt niềm tin và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng các dự án đầu tư hiện hữu.

Một điểm tích cực khác là vốn giải ngân đạt khoảng 4,96 tỷ USD trong 3 tháng, tăng 7,2% so với cùng kỳ.

Bắc Ninh tiếp tục là điểm đến ưa thích của nhà đầu tư ngoại

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 3 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,79 tỷ USD, chiếm gần 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 26% so với cùng kỳ.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 2,39 tỷ USD, chiếm 21,8% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 44,1% so với cùng kỳ. Các ngành khác thu hút đầu tư là hoạt động chuyên môn, khoa học – công nghệ; bán buôn, bán lẻ.

Xét về đối tác, trong tổng số 73 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong quý I, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD, chiếm hơn 27,6% tổng vốn đầu tư, tăng 3,8% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 2,04 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư, gấp gần 2,7 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Tính theo địa bàn, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 50 tỉnh, thành phố trên cả nước trong kỳ trên. Trong đó, Bắc Ninh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,9 tỷ USD, chiếm 17,3% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp gần 2,1 lần cùng kỳ.

Gần đây nhất, ngày 31/3, tỉnh Bắc Ninh trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 23 doanh nghiệp và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng dự án với tổng số vốn gần 1,1 tỷ USD. Trong đó, 6 doanh nghiệp nước ngoài nhận giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn 320,5 triệu USD; 3 doanh nghiệp điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư tăng vốn thêm 135,8 triệu USD và 1 doanh nghiệp thỏa thuận đầu tư mở rộng với số vốn tăng thêm 260 triệu USD.

Đứng thứ hai là Thành phố Hồ Chí Minh với gần 1,43 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 58,3% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Hà Nội, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nam.

Trả lời báo chí ngày 3/4 chỉ ít giờ sau khi Tổng thống Trump áp thuế đối ứng lên một loạt nước, bao gồm 46% đối với Việt Nam, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) Hà Nội, nhận định vấn đề thuế quan sẽ không ngăn chặn FDI tiếp tục vào Việt Nam hay khiến nhà nhà đầu tư ồ ạt rút khỏi Việt Nam trong thời gian tới.

Đại diện AmCham khẳng định, Việt Nam là một địa điểm tốt để cho các loại hình công ty đến để kinh doanh, nhờ nhiều lợi thế như chi phí nhân công rẻ.

Minh Anh-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

FPT: Lãnh đạo FPT-Chúng tôi không có ý định tác động đến giá cổ phiếu, chỉ tập trung tăng trưởng lợi nhuận

Ban lãnh đạo FPT cho rằng, mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trên 20% trong 5 năm tới là thách thức nhưng sẽ quyết tâm để hoàn thành.

Tiếp tục đọc

Ngành Du lịch: Khi trách nhiệm của doanh nghiệp là điểm tựa cho sự phát triển bền vững

Trong thời điểm hiện tại, những biến động địa chính trị trên thế giới đang có những diễn biến khá phức tạp nhưng ngành du lịch Việt Nam trong quý I năm 2025 vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và trở thành điểm sáng trong bức tranh kinh tế quốc gia.

Tiếp tục đọc

Cơ hội tiếp cận “xế xịn” VF 8 chỉ từ 36 triệu đồng trả trước với Green Future

Chỉ cần bỏ ra từ 36 triệu đồng chi phí ban đầu có thể “rinh” ngay xe điện cao cấp VF 8, thủ tục nhanh gọn, đơn giản, hoàn toàn không có rủi ro tài chính, dịch vụ mới của Green Future mở ra xu hướng sở hữu mới trên thị trường xe cũ.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay