Gỡ vướng cho các dự án điện tái tạo: Bao giờ có phương án tối ưu?

Gỡ vướng cho các dự án điện tái tạo: Bao giờ có phương án tối ưu?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương cập nhật kết quả làm việc đối với các dự án điện năng lượng tái tạo (điện tái tạo) có khó khăn, vướng mắc theo Nghị quyết số 233/NQ-CP ngày 10/12/2024 của Chính phủ. Trong đó, EVN cho biết họ đang ở thế khó trong việc giải quyết vướng mắc và kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá tổng thể để có quyết định phương án tối ưu.

Nhiều dự án điện tái tạo vận hành thương mại trước khi có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chức năng. Ảnh: Lê Tiên

Nhiều kiến nghị pháp lý

Theo EVN, thời gian qua, Tập đoàn tiếp tục nhận được nhiều văn bản kiến nghị của các chủ đầu tư, tổ chức tài chính và hiệp hội liên quan đến vấn đề pháp lý, bao gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á, 28 nhà đầu tư trong và ngoài nước, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Hàn Quốc, Hiệp hội DN Thái Lan… Hầu hết ý kiến cho rằng, tại thời điểm các dự án đượ̣c công nhân ngày vận hành thương mại (COD), các quy định hiện hành không yêu cầu văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu (KQNT) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là điều kiện để được COD.

Việc chưa có văn bản chấp thuận KQNT là vi phạm pháp luật về xây dựng. Các nhà đầu tư đã khắc phục và chịu phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, hiện chưa có bất kỳ quy định hoặc kết luận của cơ quan quản lý nhà nước nào về việc không có văn bản chấp thuận KQNT tại thời điểm COD là không được hưởng giá FIT theo quy định và phải điều chỉnh giá điện. Nghị quyết số 233/NQ-CP và Báo cáo số 321/BCBCT ngày 12/12/2024 của Bộ Công Thương không phải là văn bản pháp quy và không thể lấy làm căn cứ để thực hiện.

Cùng với kiến nghị về pháp lý, nhà đầu tư yêu cầu minh bạch hóa thông tin đối với các dự án nguồn điện, lưới điện do EVN làm chủ đầu tư về ngày chủ đầu tư các công trình này nhận được văn bản chấp thuận KQNT và ngày được công nhận vận hành chính thức/vận hành thương mại.

Nhà đầu tư cho rằng, họ đầu tư vào ngành năng lượng Việt Nam vì tin tưởng vào sự ổn định. Nhiều nhà đầu tư mong muốn được đồng hành để đầu tư, phát triển các dự án trong Quy hoạch điện VIII nhằm bảo đảm mục tiêu cung ứng điện cùng với ngành điện. Trường hợp thanh toán giá tạm/hồi tố giá điện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của nhà đầu tư vào hệ thống pháp lý, thậm chí nhà đầu tư nước ngoài có nguy cơ rút khỏi Việt Nam, sẽ ảnh hưởng đến việc huy động vốn để thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.

Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, Việt Nam cần một lượng vốn lớn cho các dự án nhằm bảo đảm nhu cầu điện trong giai đoạn 2025 – 2030. Nhà đầu tư cho rằng, nếu các vướng mắc không được giải quyết, mục tiêu phát triển nguồn điện khó thành công.

Gỡ khó thế nào?

Ngày 4/3/2025, EVN đã đề xuất phương án gỡ khó cho các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc theo hướng, đối với các dự án đang được hưởng giá FIT có vi phạm theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền do không đáp ứng đủ điều kiện được hưởng giá FIT thì không được hưởng giá FIT ưu đãi mà phải xác định lại giá mua bán điện theo quy định; thu hồi lại các khoản giá FIT ưu đãi đã được hưởng không đúng thông qua bù trừ thanh toán tiền mua điện.

Ngày 12/3/2025, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu EVN lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở đã phân tích, đánh giá tác động, so sánh lợi ích về kinh tế – xã hội… bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước – nhà đầu tư. Tuy nhiên, EVN không đủ thông tin để đánh giá tác động nên cần có sự hỗ trợ đánh giá từ các cấp quản lý nhà nước cao hơn. Tại các biên bản làm việc và văn bản chính thức sau đó, các chủ đầu tư đều đề cập và bảo lưu quyền khiếu nại, khiếu kiện trong trường hợp EVN thực hiện tạm thanh toán. EVN cho rằng, rủi ro về khiếu kiện, tranh chấp (bao gồm khiếu kiện quốc tế) là hoàn toàn có thể xảy ra.

Bởi vậy, EVN kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, phối hợp với các cơ quan liên quan, đánh giá tổng thể về tác động về kinh tế – xã hội, rủi ro khiếu kiện trong nước và quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư đối với phương án do EVN đề xuất, từ đó quyết định phương án tối ưu để chỉ đạo và hướng dẫn EVN triển khai thực hiện.

Đối với 39 nhà máy/phần nhà máy mà các chủ đầu tư có ý kiến về việc đã có báo cáo đề nghị cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra và chấp thuận kết quả công tác nghiệm thu trước ngày COD, kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan quản lý chuyên ngành về xây dựng lĩnh vực công nghiệp điện (Cục Điện lực/Sở Công Thương) rà soát, xác minh và hướng dẫn EVN việc xử lý đối với các nhà máy/phần nhà máy này.

Liên quan đến việc gỡ vướng mắc cho các dự án điện tái tạo trên, trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Thịnh, Chủ tịch Hiệp hội Điện gió và Điện mặt trời Bình Thuận cho rằng, để thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cần đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án năng lượng tái tạo thời gian qua một cách hợp tình, hợp lý.

Việt Anh

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Giá dầu châu Á tiếp nối đà tăng trong sáng 14/7

Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng 14/7, tiếp nối đà tăng hơn 2% từ phiên cuối tuần trước 11/7.

Tiếp tục đọc

MWG: Lãnh đạo Thế giới Di động: Tháng 10 về đích, cuối năm vượt trội, tầm nhìn 2030 trở thành nhà bán lẻ vĩ đại

Sau 5 tháng đầu năm 2025, MWG ghi nhận doanh thu đạt 61.229 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và đã hoàn thành 41% kế hoạch cả năm.

Tiếp tục đọc

Thêm 5 lô trái phiếu của Hano-Vid được gia hạn 2 năm

5 lô trái phiếu của Hano-Vid được chấp thuận kéo dài kỳ hạn thêm tối đa 2 năm; thời điểm đáo hạn mới là tháng 7/2027.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay