Hàn Quốc: Hệ lụy từ đồng won mất giá

Hàn Quốc: Hệ lụy từ đồng won mất giá

 Trong phiên giao dịch ngày 19/12, tỷ giá hối đoái giữa đồng won của Hàn Quốc và đồng USD vượt quá 1.450 won/USD lần đầu tiên sau 15 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2009.

Đồng won Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá đồng won, vốn không ổn định do các yếu tố cơ bản của nền kinh tế đang có xu hướng xấu đi và bất ổn chính trị do thiết quân luật, đã phải hứng chịu thêm áp lực sau các động thái của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Tỷ giá won-USD trên thị trường ngoại hối ngày 19/12 bắt đầu giao dịch ở mức 1.453,0 won/USD, tăng 17,5 won so với giá đóng cửa giao dịch của ngày hôm trước (1.435,5 won/USD) và đứng ở mức 1.451,9 won/USD vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 13/3/2009 tỷ giá hối đoái dựa trên giá đóng cửa của giao dịch vượt quá 1.450 won/USD. Tỷ giá của đồng won năm 2009 là 1.483,5 won/USD.

Tỷ giá hối đoái đã vượt quá 1.440 won/USD vào sáng sớm ngày 4/12 ngay sau Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật và những ngày gần đây vẫn dao động quanh mức 1.430 won/USD. Nguyên nhân tỷ giá tăng vọt được cho là  do Fed không những chỉ hạ lãi suất cơ bản 0,25 điểm phần trăm mà còn công bố lộ trình giảm số lần cắt giảm lãi suất dự kiến trong năm tới từ bốn lần xuống còn hai lần.

Giới phân tích nhận dịnh tỷ giá hối đoái giữa đồng won và USD đã tăng mạnh trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư trong và ngoài nước đi xuống do bất ổn chính trị trong nước và sức mạnh kinh tế suy yếu, giá trị đồng won lao dốc khi đồng USD tiếp tục mạnh lên do sự kiểm soát nhịp độ cắt giảm lãi suất của Fed.

Các cơ quan quản lý ngoại hối của Hàn Quốc đã nỗ lực hết sức để ổn định thị trường bằng cách linh hoạt quản lý những giao dịch và khoản vay ngoại hối, nới rộng thỏa thuận hoán đổi ngoại tệ với Quỹ hưu trí quốc gia (NPS). Đây là một công cụ giúp ổn định thị trường bằng cách “hấp thụ” nhu cầu đồng USD, nhưng tỷ giá hối đoái vẫn lên mức 1.450 won/USD, khiến một số dự đoán cho rằng tỷ giá hối đoái có thể tăng vọt qua mốc 1.500 won/USD.

Tỷ giá hối đoái cao đang nổi lên như một yếu tố tiêu cực lớn đối với nền kinh tế Hàn Quốc vào cuối năm vì nó có thể đẩy nhanh việc rút vốn đầu tư nước ngoài, gây áp lực tăng giá và thúc đẩy đà suy thoái kinh tế.

Giới chuyên gia tài chính nhận định việc tỷ giá hối đoái tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 19/12 trước mắt phản ánh tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong trường hợp của Hàn Quốc, tốc độ tăng tỷ giá hối đoái (giảm giá trị đồng won) có nguy cơ lớn hơn các nước khác do những yếu tố tiêu cực trong nước như bất ổn chính trị, hoạt động của doanh nghiệp và xuất khẩu đều chậm lại cũng có tác động tiêu cực đến tỷ giá hối đoái.

Nhà nghiên cứu Choi Je-min tại Công ty chứng khoán Hyundai Motor Securities, cho biết ngay cả ở thời điểm năm 2022, tỷ giá hối đoái vẫn ở khoảng 1.430 won/USD đến 1.440 won/USD. Nhưng giờ đây tỷ giá hối đoái giờ đây đã vượt quá 1.450 won/USD là do bất ổn chính trị vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi dự luật luận tội được thông qua và chưa tìm ra giải pháp thích hợp cho tình trạng suy thoái kinh tế. Vì thế dự đoán tỷ giá sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới.

Nhà kinh tế Park Hyeong-joong tại Ngân hàng Woori cho biết nếu tuyên bố tăng thuế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được thực hiện, tỷ giá hối đoái sẽ vượt quá 1.500 won/USD ngay trong tháng 1/2025 và dự kiến tỷ giá cao sẽ tiếp tục cho đến khi tình trạng bất ổn chính trị ở Hàn Quốc kết thúc.

Tỷ giá hối đoái ngày càng tăng cao chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế chung của của Hàn Quốc. Tỷ giá hối đoái cao gây ra sự tăng giá, có thể dẫn đến môi trường lãi suất cao kéo dài. Nền kinh tế Hàn Quốc, vốn đang phải đối mặt với nhu cầu nội địa trì trệ và tốc độ tăng trưởng chậm lại, có thể phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng ba cao” khác. Điều này sẽ gây ra những khó khăn lớn trong quản lý của các công ty và khiến môi trường kinh tế trở nên tiêu cực hơn.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Lee Chang-yong trong cuộc họp báo ngày 18/12 cho rằng nếu tỷ giá hối đoái trong năm 2025 duy trì ở mức 1.430 won/USD thì lạm phát của Hàn Quốc sẽ phải tăng thêm 0,05 điểm phần trăm so với mức lạm phát 1,9% hiện nay.

Điều này có nghĩa là nếu tỷ giá hối đoái vượt quá 1.450 won/USD vào năm tới, tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng có thể vượt mục tiêu 2,0% của BoK. Và nếu điều đó xảy ra, biện pháp kích cầu trong nước thông qua cắt giảm lãi suất sẽ trở nên khó khăn. Hệ lụy cuối cùng có thể dẫn đến là sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ trong nước và đầu tư của doanh nghiệp thu hẹp do lạm phát cao và lãi suất cao kéo dài.

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Một loại hình bất động sản luôn hưởng lợi từ vốn FDI, không lo bị “ế”: Nguồn cung dự kiến 3 năm tới sẽ có hơn 2.000 căn

Savills cho rằng, sự gia tăng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tác động tích cực đến thị trường căn hộ dịch vụ theo cả hướng trực tiếp và gián tiếp. Hà Nội đón nhận vốn đầu tư vào phát triển các dự án căn hộ dịch vụ cũng như sự gia tăng nguồn cầu cho phân khúc khi có lượng lớn chuyên gia đến và làm việc tại các khu công nghiệp lân cận.

Tiếp tục đọc

Khó khăn kinh tế bủa vây chính phủ tân Thủ tướng Pháp

Triển vọng kinh tế Pháp phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của người dân đối với nền kinh tế.

Tiếp tục đọc

Tin tức kinh tế 21/12: Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI

Giá vàng đồng loạt bật tăng; Hà Nội thu hút 2 tỷ USD vốn FDI; phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 21/12.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay