Hòa Bình: Đi đầu thực hiện quy hoạch phát triển du lịch

Hòa Bình: Đi đầu thực hiện quy hoạch phát triển du lịch

Khắc phục hạn chế của tình trạng phát triển tự phát, tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt Đề án “Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh…” theo hướng quy hoạch đầu tư đường giao thông kết nối các xã của Tân Lạc với các địa phương, đầu tư điểm vui chơi, xử lý rác thải, bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống…

Quy hoạch đi đầu

Đề án “Xây dựng các xã vùng cao huyện Tân Lạc trở thành khu du lịch cấp tỉnh” đã được triển khai từ cuối năm 2022 và dự kiến đạt các tiêu chí khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030. Vùng cao huyện Tân Lạc gồm 3 xã Vân Sơn, Quyết Chiến và Ngổ Luông có độ cao 800-1.000m so với mực nước biển. Đây là khu vực có độ che phủ rừng cao, các loài động, thực vật phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh. Cộng đồng cư dân tại đây lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống…

Theo Sở VHTT&DL Hòa Bình, mặc dù nhiều lợi thế nhưng tại đây còn thiếu nhiều điều kiện để phát triển du lịch. Điển hình như giao thông đi lại khó khăn; hạ tầng cấp nước sạch, hệ thống xử lý rác thải, nước thải, nhà vệ sinh công cộng còn thiếu…

Xóm Hày Dưới, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình là nơi được chọn triển khai đề án.

Mục tiêu phải xây dựng tại đây các dịch vụ đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; cơ sở lưu trú đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt/năm. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa. Theo đánh giá của Sở VHTT&DL Hòa Bình, với việc triển khai dự án, phát triển du lịch cộng đồng tại đây chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với để người dân tự làm. Đề án cũng là nền tảng để người dân và doanh nghiệp yên tâm tham gia đầu tư mở rộng.

Sở VHTT&DL Hòa Bình kiến nghị, bên cạnh đề án này, Nhà nước quan tâm nhiều hơn, có những chính sách đồng bộ từ trên xuống. Ở tỉnh Hòa Bình, nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa, con người rất phong phú nhưng hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều. Nếu để bà con tự bơi, tự làm thì sẽ rất chậm, thiếu chuyên nghiệp, chủ yếu làm tự phát.

Từ những thế mạnh sẵn có của ngành Du lịch, tỉnh Hòa Bình đã sớm xác định tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Tỉnh đã xây dựng và triển khai các quy hoạch tổng thể như Đề án Phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021–2025 tầm nhìn đến năm 2030, đồng thời chú trọng phát triển Hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia.

Phát triển hạ tầng giao thông, nghỉ dưỡng

Những nỗ lực ấy đã được hiện thực hóa qua hàng loạt dự án đầu tư lớn vào du lịch, triển khai các chính sách hỗ trợ đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Các tuyến đường giao thông quan trọng nối liền thành phố Hòa Bình với các huyện, xã đã được nâng cấp, trong đó có tuyến đường đến khu du lịch hồ Hòa Bình, vùng hồ Hang Rết và các bản du lịch cộng đồng. Đồng thời, tỉnh cũng thu hút các nhà đầu tư lớn như SunGroup, VinGroup để phát triển các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Mai Châu Hideaway, Serena Resort.

Các gian hàng giới thiệu sản phẩm văn hóa – du lịch, góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. (Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Hòa Bình)

Chương trình hợp tác toàn diện với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VietNam Airline) giai đoạn 2022 – 2026 đã mở ra nhiều cơ hội kết nối thị trường khách quốc tế. Những sự kiện như Tuần lễ Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình, chương trình Farmtrip và Presstrip đã thu hút các hãng lữ hành lớn, quảng bá hiệu quả hình ảnh du lịch địa phương. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch mà còn mở ra cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Tận dụng thế mạnh du lịch của tỉnh là du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, cộng đồng, du lịch thể thao và văn hóa tâm linh. Thời gian qua, tỉnh đã chỉ đạo nâng cao chất lượng loại hình du lịch tâm linh trên Khu du lịch hồ Hòa Bình và các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Tân Lạc, Đà Bắc, Lạc Sơn,… Tiếp tục đầu tư phát triển các loại hình du lịch cộng đồng của đồng bào các dân tộc để thu hút khách du lịch. Trong đó, ưu tiên, tập trung hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chất lượng cao.

Mục tiêu phải xây dựng tại đây các dịch vụ đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; cơ sở lưu trú đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt/năm. Gắn phát triển du lịch với bảo tồn các giá trị văn hóa. Theo đánh giá của Sở VHTT&DL Hòa Bình, với việc triển khai dự án, phát triển du lịch cộng đồng tại đây chuyên nghiệp hơn rất nhiều so với để người dân tự làm. Đề án cũng là nền tảng để người dân và doanh nghiệp yên tâm tham gia đầu tư mở rộng.

Ngoài việc cải thiện cơ sở vật chất, tỉnh còn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều mô hình học tập quản lý, phát triển du lịch cộng đồng cũng được tổ chức cho đoàn công tác cán bộ và các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh du lịch trên khu du lịch hồ Hòa Bình. Đặc biệt, chương trình tập huấn tiếng Anh dành cho người dân ở các xã vùng cao đã giúp họ nâng cao khả năng giao tiếp, phục vụ du khách quốc tế tốt hơn

Những nỗ lực này đã mang lại thành quả đáng kể, theo báo cáo mới đây nhất của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh ước đón 2,6 triệu lượt khách, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 61,9% kế hoạch năm.

Bảo tồn giá trị văn hóa là yếu tố sống còn

Ông Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, nhấn mạnh rằng du lịch cộng đồng là một trong những thế mạnh lớn của tỉnh, đặc biệt là với điểm khởi đầu thành công từ bản Lác (Mai Châu) từ năm 1991. Theo ông, mô hình này không chỉ cải thiện thu nhập cho người dân mà còn trở thành bài học để các địa phương khác học tập và áp dụng. “Phát triển du lịch cộng đồng chính là giải pháp bảo tồn văn hóa tốt nhất. Khi bà con tham gia phát triển du lịch, từ nguồn thu nhập đó, họ sẽ đầu tư trở lại cho nhà sàn, trang phục truyền thống và cả đội văn nghệ, tạo nên sản phẩm độc đáo phục vụ du khách,” ông Lưu Huy Linh chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông Lưu Huy Linh nhấn mạnh rằng bảo tồn văn hóa không chỉ là trách nhiệm mà còn là yếu tố sống còn để phát triển du lịch. “Nếu không giữ được bản sắc văn hóa, du khách sẽ không quay lại. Chính ý thức này giúp bà con trân trọng và tích cực bảo tồn phong tục tập quán, lễ hội, dân ca, dân vũ và các giá trị truyền thống,” ông nói. Trong thời gian tới, Hòa Bình sẽ tiếp tục mở rộng mô hình du lịch cộng đồng, tranh thủ thêm nguồn lực để quảng bá và xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa tỉnh trở thành điểm đến hấp dẫn với bản sắc văn hóa độc đáo.

Hòa Bình đã tạo nên một câu chuyện thành công trong phát triển du lịch, khi chính quyền và người dân cùng chung tay vì mục tiêu chung. Sự nỗ lực đồng bộ này không chỉ mang lại nguồn thu kinh tế ổn định mà còn giúp gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Bắc.

P.V-Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

Ôm nợ 5.000 tỷ đồng, GreenFeed Việt Nam của ông Lý Anh Dũng kinh doanh ra sao?

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt, bức tranh tài chính cải thiện của GreenFeed là điểm sáng hiếm hoi, mở ra cơ hội cho "tay chơi" thuần Việt này mở rộng thị phần.

Tiếp tục đọc

Thảo cầm viên Sài Gòn được trình tuyên dương nộp thuế tốt

Trong danh sách doanh nghiệp được Cục Thuế TP.HCM trình tuyên dương hôm nay 20-12, ban đầu có tên Thảo cầm viên Sài Gòn. Tuy nhiên Cục Thuế TP.HCM cho biết phút cuối không tuyên dương do nợ tiền thuê đất.

Tiếp tục đọc

Các lãnh đạo và người dân Cuba biểu tình phản đối lệnh cấm vận tại Đại sứ quán Mỹ

Các lãnh đạo hàng đầu và hàng chục nghìn người dân Cuba đã tham gia cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Mỹ tại Havana vào ngày thứ Sáu (20/12), nhằm phản đối các lệnh cấm vận kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Cuba.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay