Hòa Bình: gỡ khó giúp đẩy nhanh các dự án trọng điểm

Hòa Bình: gỡ khó giúp đẩy nhanh các dự án trọng điểm

Việc triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh còn gặp một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; một số dự án phát sinh thủ tục hành chính…

Đến năm 2024, tỉnh Hòa Bình xác định có 14 dự án trọng điểm được Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh chỉ đạo triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đầu tư.

Trong đó, có 1 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), 5 dự án giao thông, thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công và 8 dự án đầu tư kinh doanh sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước. Tổng vốn đầu tư các dự án trọng điểm là 87.196 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước 23.732 tỷ đồng, ngoài ngân sách 63.464 tỷ đồng).

Dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng, tỉnh Hòa Bình.

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Sở Tài chính đã rà soát, điều chỉnh và bổ sung 10 dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước (1 dự án sử dụng vốn FDI), nâng tổng số các dự án trọng điểm của tỉnh đến thời điểm hiện nay là 24 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 101.925 tỷ đồng (ngân sách Nhà nước 23.732 tỷ đồng, ngoài ngân sách 78.193 tỷ đồng).

Về tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, có 10 dự án đã khởi công; các dự án đang triển khai thực hiện bảo đảm theo kế hoạch và cần đẩy nhanh tiến độ; dự kiến có 12 dự án khởi công trong năm 2025 và 3 dự án khởi công sau năm 2025.

Tuy nhiên, việc triển khai các dự án trọng điểm của tỉnh còn gặp một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng; một số dự án phát sinh thủ tục hành chính thuộc cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương như thủ tục chuyển đổi đất lúa, đất rừng, phê duyệt dự án… dẫn đến thời gian thực hiện kéo dài.

Ông Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm của tỉnh Hòa Bình cho biết, các dự án trọng điểm của tỉnh đang triển khai là những dự án có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, các sở, ngành phối hợp cùng các địa phương có dự án trọng điểm của tỉnh trên địa bàn phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới phương pháp làm việc, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án.

Bên cạnh đó, thành lập tổ công tác bám nắm cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với đó, cần tiếp tục rà soát các dự án đầu tư công, các dự án có tác động đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh để tập trung chỉ đạo đảm bảo kế hoạch đề ra.

Tâm Hiền

Link gốc

MỜI MUA ĐẤT NỀN TÂY NINH

  • Tài sản bỏ tiền vào túi bạn, còn tiêu sản thì lôi tiền ra khỏi túi bạn. Để được giàu có, bạn phải mua tài sản.
  • Mời bạn cùng tìm mua đất nền tiềm năng tăng giá cao, giá trị đầu tư ban đầu thấp tại đây: https://tritininvest.com/loai-bat-dong-san/dat-nen-tay-ninh/

Bài viết liên quan

MWG: Lợi nhuận Thế Giới Di Động quý I/2025 tiệm cận đỉnh cũ

Chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất sau tái cấu trúc, với mục tiêu doanh thu lên tới 10 tỷ USD năm 2030.

Tiếp tục đọc

Các doanh nghiệp “đầu tàu” hưởng ứng Nghị quyết 68 ra sao?

Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW được xem là một bước ngoặt trong tư duy phát triển, khi không chỉ khẳng định vị thế và vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, mà còn cam kết cải thiện môi trường thể chế, gỡ bỏ rào cản, tạo điều kiện để khu vực này bứt phá trong giai đoạn mới.

Tiếp tục đọc

Khi lãi suất gần chạm đáy, các quan chức ECB bất đồng về lộ trình chính sách tiền tệ

NHTW châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp kể từ khi bắt đầu chu kỳ nới lỏng vào tháng 7 năm 2024. Tuy nhiên hiện các quan chức ECB bắt đầu tranh luận về việc có nên cắt giảm tiếp lãi suất cũng như nên kết thúc chu kỳ nới lỏng ở đâu, nhất là khi rủi ro thuế quan vẫn còn bất định.

Tiếp tục đọc

Tham gia thảo luận

Chat zalo với Trí Tín
Chat ngay